Wednesday, April 1, 2009

Báo SVYN_03

Thư Gửi Sinh Viên Học Sinh_03


Ban Biên Tập Báo SVYN

Các bạn thân mến;

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc tràn xuống các tỉnh biên giới phía bắc, tiến sâu hơn 8 cây số, chiếm giữ các thị xã thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai. Ngày 16 tháng 3, quân Trung Quốc rút lui, sau khi đã phá hủy các làng mạc, trường học, nhà máy và hạ tầng cơ sở, nhiều thường dân vô tội đã bị quân Trung Quốc thãm sát. Hiện nay, một phần đất của Việt Nam bị Trung quốc chiếm từ 1979 đã được nhà nước hợp thức hoá qua các Hiệp định Biên giới, đảng CSVN đã chấp nhận mất đất.



Bích chương triển lãm chống quân Trung Quốc xâm lược

Bạn thân mến:

Gần 1000 năm trước, Tướng Lý Thường Kiệt đã từng đem quân phá Tống, giữ giang sơn, một tấc đất không nhường. Thời nay, tướng CSVN chưa đánh đã hàng. Hèn nhát, cắt đất, dâng biển cho ngoại bang để yên thân. Trong khi đó, thanh niên, sinh viên học sinh, giới trí thức v.v…đứng lên bày tỏ lòng yêu nước, phản đối hành vi bán đất, nhượng biển lại bị nhà nước ngăn cản, đuổi học, trấn áp, bỏ tù. Điều này khẳng định, đảng CSVN hèn chứ Nhân dân Việt Nam không hèn phải không các bạn?. Chúng tôi cảm ơn các bạn đã dũng cảm, tình nguyện đến với báo SVYN. Với sự tiếp tay của nhiều Cộng Tác Viên, tờ báo sẽ đến tay bạn đọc mỗi ngày một hiệu quả.

Ngày 1 tháng 4 năm 2009

Ban biên tập – Điện thư: baosinhvienyeunuoc@gmail.com
http://baosinhvienyeunuoc.blogspot.com/

9 comments:

  1. Ban biên tập báo SVYN thân mến !

    Thư số 3 này, có người hiểu rằng các bạn đang gây thù hằn dân tộc, giữa 2 nước láng giềng ! Chúng ta nên sống trong Hoà Bình hay sống trong thù hằn ! Bài học từ năm lớp 1 các bạn còn nhớ chăng ?, đó là bài học về 2 con Dê cùng qua 1 cái cầu ! Không con nào chịu nhường con nào, nên đã húc nhau, húc nhau rồi, cả 2 cùng ngã xuống sông và dĩ nhiên , bị nước sông cuốn đi ra biển ! làm mồi cho Cá Mập ! Quá khứ tưởng cũng nên khép hờ lại, Tương lai mới là Tương lai !

    ReplyDelete
  2. Tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước
    [Luật Sư Nguyễn Văn Đài Và Lê Thị Công Nhân Bị Truy Tố]

    Theo bản cáo trạng, các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị truy tố ra Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) chiếu Điều 88 Khoản 1 Điểm (a) và (c) Hình Luật mà hình phạt có thể đến 12 năm tù.

    Các Luật Sư bị trách cứ đã có những hành vi phỉ báng chính quyền và chống Nhà Nước bằng tuyên truyền xuyên tạc, và tàng trữ, phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước CHXHCNVN.

    Khoản 1 Điểm (b) kết án tội “dùng chiến tranh tâm lý để tuyên truyền gây hoang mang trong nhân dân”. Đây là một tội lỗi thời, tàn tích của thời chiến tranh lạnh. Người Cộng Sản thường lầm lẫn luật pháp với chính trị. Họ đã sáng chế ra những tội trạng giả tạo phi pháp lý như phản động, hay phản cách mạng, địa chủ hay cường hào ác bá v.v.... Vì đối với họ, chính trị là thống soái và luật pháp là công cu.ï Bộ Luật Hình Sự 1985 trong Lời Nói Đầu cũng xác nhận điều đó: “Trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCNVN, luật hình sự là một công cụ sắc bén của Nhà Nước chuyên chính vô sản để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đấu tranh góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.

    Trong chiều hướng đó Quốc Hội đã ban hành những đạo luật hình sự quy định những tội trạng bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch với những yếu tố cấu thành tội trạng hết sức bao quát và mơ hồ, như các tội tuyên truyền chống nhà nước, tuyên truyền chống chế độ, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế, gián điệp, phản nghịch hay hoạt động nhằm lật đổ chính quyền v.v….

    Nếu Hình Luật Hoa Kỳ cũng quy định những tội bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch tương tự như vậy, thì ngày nay rất nhiều ứng cử viên thuộc Đảng Dân Chủ đối lập sẽ có thể bị truy tố và kết án về các tội tuyên truyền chống Nhà Nước, phỉ báng chính phủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, lợi dụng quyền tự do dân chủ, và đặc biệt là tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền vào tháng 11 tới đây.

    Những yếu tố cấu thành tội (bịa đặt) tuyên truyền chống nhà nước, như tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu hay phỉ báng chính quyền, lưu trữ phát hành các tài liệu chống chính phủ cũng có thể dùng để kết tội “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia” của Điều 87 mà hình phạt có thể đến 15 năm tù. Vì các yếu tố tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền hay lưu trữ phát hành các tài liệu chống Nhà Nước cũng có thể được tòa án nhân dân coi là những hành vi cố ý gây chia rẽ giữa nhân dân và chính quyền, giữa các giáo dân và chính quyền, là những yếu tố cấu thành tội (giả tạo) “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia”.

    Từ thập niên 70, nhà cầm quyền Cộng Sản đã bắt giam tại các trại cải tạo những người đối kháng có những hành vi bị coi là tuyên truyền chống chế độ như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế hay Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt v.v.... Từ thập niên 1980, họ đã dùng tòa án để truy tố cũng về tội tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ), và đã kết án 3 người con của cố Luật Sư Trần Văn Tuyên là Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Trần Tử Huyền, và tiếp đến là Luật Sư Đoàn Thanh Liêm.

    Qua thập niên 1990, họ đã truy tố về tội (cưỡng ép), phản nghịch hay hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 73 cũ), và đã kết án Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy v.v.... Cũng trong thời gian này, họ đã truy tố về tội phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, và đã kết án Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Giáo Sư Hoàng Minh Chính v.v.... Trước đó, năm 1983, Linh Mục Nguyễn Văn Lý cũng bị truy tố và kết án về tội này.

    Từ năm 2000, họ đã truy tố về tội (cưỡng ép) gián điệp, và đã kết án Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình. Đồng thời họ cũng truy tố và kết án Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Nguyễn Đan Quế v.v... về tội (giả tạo) lợi dụng quyền tự do dân chủ.

    Năm 2005 họ đã đệ đơn yêu cầu Tòa Án Thái Lan truyền dẫn độ Lý Tống về Việt Nam vì đã rải truyền đơn chống chính phủ tại Saigon, để trả lời về tội (cưỡng ép) xâm phạm an ninh lãnh thổ quốc gia. Và đầu tháng tư năm nay Tòa Phúc Thẩm Bangkok đã bác đơn xin dẫn độ của nhà cầm quyền Hà Nội.

    Và ngày 30 tháng 3 vừa qua họ đã kết án Linh Mục Nguyễn Văn Lý về tội (giả tạo) tuyên truyền chống nhà nước. Năm 2002 Lê Chí Quang cũng bị truy tố và kết án về tội này.

    Hiện nay, ngoài các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, có thêm 4 luật sư khác cũng đang bị điều tra truy tố về tội này, là các Luật Sư Lê Quốc Quân, Bùi Kim Thành, Nguyễn Thị Thùy Trang và Nguyễn Bắc Truyền. Trái với dư luận thông thường, đây không phải là một chiến dịch nhằm tước đoạt quyền biện hộ của luật sư trước tòa án. Vì tòa án nhân dân đâu có đếm xỉa đến những lời biện hộ của luật sư. Ngày nay, cũng như luật pháp, tòa án đã biến thành một công cụ của Đảng Cộng Sản với sứ mạng bạc bẽo là “củng cố chính quyền và xây dựng chế độ độc tài toàn trị của Đảng Cộng Sản”.

    Về Mặt Tội Trạng.

    Tuyên truyền chống chế độ hay tuyên truyền chống Nhà Nước là những tội giả tạo bịa đặt không tìm thấy trong bất cứ bộ hình luật nào của các quốc gia văn minh trên thế giới. Vì tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm đã được luật pháp quốc gia và công pháp quốc tế thừa nhận. Từ giữa thế kỷ 19 khi Các Mác công bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên đấu tranh võ trang để lật đổ chế độ và nhà nước tư bản chủ nghĩa, ông ta cũng không bị Tòa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản. Và từ hơn một thế kỷ rưỡi nay, các quốc gia văn minh cũng không truy tố các môn đệ của Mác về tội này.

    Từ thập niên 1990, với cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Đông Âu và Liên Xô, chế độ mệnh danh là xã hội chủ nghĩa đã bị vứt vào thùng rác lịch sử. Để củng cố chính quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88).

    Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị “không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm nếu những điều ấy, không cấu thành tội hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát dược thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia”. (cụ thể là những nguyên tắc ghi chú trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành). Nguyên tắc này cũng đã được ghi trong Điều 11 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

    Việt Nam đã gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 nên có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

    Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982, nên có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Công Ước này. Chiếu Điều 2 Công Ước, các quốc gia hội viên tham gia Công Ước này cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản đã được thừa nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ quốc gia.

    Trong trường hợp những quyền tự do ghi trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp và hiến pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết hay tham gia Công Ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc theo tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành. Trong trường hợp quốc gia hội viên kết ước không quy định những quyền này trong luật pháp hay hiến pháp thì những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các tòa án quốc gia và quốc tế.

    Ngày nay Việt Nam đã quy định thành văn trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Điều 70), quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52), quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền (Điều 53), quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu tình (Điều 69), quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được luật pháp bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 71), quyền được suy đoán là vô tội (Điều 72), quyền riêng tư (Điều 73), quyền khiếu nại, khiếu tố các cơ quan chính quyền khi có sự lạm quyền phi pháp (Điều 74) v.v....

    Tuy nhiên quyền tự do tư tưởng không được quy định trong Hiến Pháp vì Đảng Cộng Sản đòi nắm giữ độc quyền tư tưởng, buộc toàn dân phải “theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

    Theo Điều 2 Hiến Pháp “Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. (Chứ không thuộc về một đảng độc tôn, độc quyền là Đảng Cộng Sản)

    Theo Điều 3 Hiến Pháp “Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những quyền và lợi ích của nhân dân”. (dầu rằng kẻ phạm pháp chính là Đảng Cộng Sản)

    Theo Điều 6 Hiến Pháp “nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. (Do đó Quốc Hội không thể là sản phẩm và công cụ của Đảng Cộng Sản. Hơn nữa Quốc Hội của nhân dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ đại nghị hay dân chủ pháp trị chứ không theo nguyên tắc “dân chủ tập trung phản dân chủ).

    Theo Điều 11 Hiến Pháp “công dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước và xã hội”. (Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ Nhà Nước và bãi bỏ chế độ độc tài toàn trị trong đó Đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo Nhà Nước và xã hội).

    Theo Điều 52 Hiến Pháp “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” (Do đó Đảng và Nhà Nước Cộng Sản không được phân biệt kỳ thị về chính kiến hay chính đảng đối lập với đảng cầm quyền).

    Theo Điều 53 Hiến Pháp “công dân có quyền tham gia quản lý Nhà Nước” bằng cách hành sử quyền đối kháng, quyền tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cử là những hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết.

    Theo Điều 54 Hiến Pháp “công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội”. (Do đó Đảng và Nhà Nước Cộng Sản không thể tước đoạt quyền tự do ứng cử của người dân bằng những ngăn cản do hiệp thương của các tổ chức ngoại vi hay do thanh lọc của địa phương). Vì cuộc đầu phiếu phải có tính phổ thông (phổ cập) và kín cho tất cả mọi công dân.

    Những điều khoản Hiến Pháp nói trên tuyên dương quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử của công dân. Vì Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ có nhân dân có quyền lãnh đạo và quản trị nhà nước, Đảng Cộng Sản không thể tự ban cho mình quyền này.

    Trong khi đó, Điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền lãnh đạo Nhà Nước cho Đảng Cộng Sản nên đã tước đoạt quyền của nhân dân được có bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền với tư cách cá nhân hay với tư cách đảng viên của các chính đảng. Điều 4 Hiến Pháp phải bị xóa bỏ vì nó đi trái với tinh thần và bản văn của các Điều 2, 3, 6, 11, 52, 53, 54 Hiến Pháp và đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết. Quyền này đã được Luật Quốc Tế Nhân Quyền thừa nhận trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Điều 1 và 55), trong Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước về Những Quyền Kinh Tế Xã Hội và Văn Hóa (Điều Thứ Nhất).

    Như ta đã biết, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia (như Cộng Hòa Dân Chủ hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa), và được quyền tự do ứng cử hay bầu lên các đại biểu của mình trong chính quyền để thực thi chế độ đó.

    Về mặt quốc tế công pháp, các công ước quốc tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đã được quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lý cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Do đó trong trường hợp có những điều khoản mâu thuẫn giữa Luật Pháp Quốc Gia và Công Ước Quốc Tế thì tòa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản của Công Ước Quốc Tế.

    Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, tòa án không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay công ước quốc tế để cho phép chính phủ hay tòa án làm những hành vi hay tuyên những bản án nhằm phủ nhận hay tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đã được luật pháp quốc gia và công ước quốc tế thừa nhận.

    Về Các Yếu Tố Cấu Thành Tội Trạng.

    Điều 88 Hình Luật quy định tội tuyên truyền chống nhà nước với những yếu tố cấu thành tội trạng như tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền và tàng trữ, phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước.

    Như đã trình bày, tuyên truyền không phải là một tội hình sự dù là tuyên truyền chống chính phủ. Đây chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền đối kháng và quyền thay thế chính quyền bằng tự do tuyển cử. Những quyền này đã được nhân loại văn minh đề xướng từ thế kỷ 18.

    Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789 quan niệm “quyền tự do phát biểu là một quyền cao quý nhất của con người. Và mục đích của sự thành lập quốc gia là để bảo vệ cho người dân những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền”.

    Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 minh thị quy định: “khi chính quyền vi phạm dân quyền, người dân có quyền đứng lên đối kháng lật đổ chính quyền để thay thế bằng một chính quyền mới thuận lợi cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của người dân”.

    Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng thừa nhận quyền đối kháng và quyền thay thế chính quyền như là một hình thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền”.

    Ngày nay, trong những cuộc vận động tuyển cử, muốn hành sử quyền tham gia chính quyền, các ứng cử viên đối lập có quyền phát biểu chỉ trích, phê bình hay lên án chính sách của Nhà Nước. Và quốc dân sẽ là người trọng tài để phán xét xem những lời phê bình chỉ trích này có trung thực không. Nếu không có sự cố ý xuyên tạc hay có chứa đựng những sự thật chính trị và xã hội, cử tri có quyền quyết định thay thế chính quyền cũ bằng một chính quyền mới đủ khả năng và thiện chí để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn đó.

    Vì con người không phải là á thánh nên xã hội cần phải có chính quyền. Và vì nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền kiểm soát, đối kháng, chế tài hay thay thế chính quyền. Nếu không có sự thông tin, phê bình và chỉ trích thì không thể có dân chủ. Nếu không được quyền thay thế hay lật đổ chính quyền thì đảng cầm quyền sẽ tha hóa thành độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực.

    Như vậy, tuyên truyền chống chính phủ hay lên án nhà nước độc tài tham nhũng, bất công hay bất lực là những hành vi chính trị cần thiết trong một chế độ dân chủ pháp trị và không thể cấu thành một tội hình sự. Tại các quốc gia dân chủ, tòa án cũng không truy tố những tài liệu hay tác phẩm cổ võ chủ thuyết cộng sản (đòi hỏi lật đổ chế độ tư bản để thiết lập chế độ độc tài vô sản).

    Tòa cho đó chỉ là việc hành sử quyền tự do phát biểu để cổ võ một lý thuyết chủ nghĩa về mặt trừu tượng (abstract doctrine). Chỉ khi nào có sự hô hào lật đổ chính phủ bằng võ trang và có việc khởi sự hành động võ trang gây nguy hại diện tiền cho an ninh quốc gia thì mới bị truy tố ra tòa, không phải về tội tuyên truyền chống nhà nước mà về tội phản nghịch. Tiêu chuẩn là phải có sự nguy hiểm rõ rệt rịn tiền thì tội trạng mới cấu thành. Nếu chỉ là lời tuyên truyền phê bình, chỉ trích hay lên án chính quyền bằng lời nói hay bằng bài viết thì chỉ là hành sử công khai, ôn hòa và hợp pháp quyền tự do phát biểu, tự do tư tưởng, và quyền đối kháng. Nếu những quyền này bị ngăn cấm và chế tài thì không thể có xã hội dân chủ và văn minh.

    Theo luật pháp phổ thông người dân với tư cách cá nhân hay hội viên của các hội đoàn chính trị (chính đảng) có quyền và có trách nhiệm truyền bá các kiến thức nhân quyền cho dân chúng, đề xướng tranh thủ sự thực thi và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản trên bình diện quốc gia và quốc tế. Đồng thời Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ đề xướng và thực thi nhân quyền cùng những quyền tự do cơ sở bằng cách tạo các điều kiện và cơ chế cần thiết về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và luật pháp để tất cả mọi người trong nước được thực sự hưởng dụng những quyền tự do này với tư cách cá nhân hay thành viên của các hội dân sự và hội chính trị.

    Mục đích để truyền bá, phổ biến những kiến thức nhân quyền cho tất cả mọi người, đặc biệt để góp phần loại trừ hữu hiệu các vi phạm về nhân quyền và về những quyền tự do cơ sở của người dân (Phần Mở Đầu và các Điều l và 2 Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc).

    Do đó, tổ chức các khóa học tập và thảo luận về những vấn đề nhân quyền và những vấn đề chung của đất nước cho các học sinh sinh viên (ở đây là các sinh viên Trường Cao Đẳng về truyền thông, phát thanh và truyền hình), cũng như truyền bá sự thật (lịch sử và xã hội) và truyền bá nhân quyền cho các cộng tác viên (ở đây là các nhân viên Văn Phòng Luật Sư). Những hành vi này không phải là những yếu tố cấu thành tội tuyên truyền chống nhà nước.

    Trong hiện vụ, để qui định tội trạng của bị can, Tòa Án phải phân biệt những trường hợp theo trình tự như sau:

    Tuyên truyền chính trị về tư tưởng hay ý thức hệ chống lại chế độ tư bản hay vô sản chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm không cấu thành tội hình sự.

    Tuyên truyền chính trị bằng cách in ấn và phát hành các sách báo cộng sản hay chống cộng sản cũng chỉ là việc phổ biến chủ nghĩa lý thuyết trừu tượng (abstract doctrine) không cấu thành tội hình sự.

    Tuyên truyền chính trị bằng cách hô hào và lôi kéo những người khốn cùng hãy tập hợp võ trang và đứng lên lật đổ chế độ tư bản, như Các Mác đã làm tại Luân Đôn hồi giữa Thế kỷ19, cũng không cấu thành tội hình sự.

    Rải truyền đơn kêu gọi và kích động nói xấu chính quyền và hô hào dân chúng đứng lên lật đổ chính quyền cũng không cấu thành tội hình sự (như phản quốc hay phản nghịch), nếu thực sự chưa có tập hợp võ trang và cũng chưa có khởi sự hành động võ trang của phe nổi dậy. Vì những hô hào kích động này chưa có hậu quả gây nên sự Nguy Hiểm Rõ Rệt Diện Tiền (Clear and Present Danger).

    Tại các quốc gia dân chủ văn minh, tòa án độc lập không bao giờ truy tố và kết án người dân về tội tuyên truyền chính trị dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước.

    Luật sư Nguyễn Hữu Thống - California 05/5/2007

    ReplyDelete
  3. Người Việt Của Tôi Tại Quận Dĩ An

    Viết Cho Ngày 30 Tháng Tư Đen.
    Viết cho những người Lính, Nghĩa Quân, Cảnh Sát, Xây Dựng Nông Thôn và Dân Chúng của Quận Dĩ An xưa.
    Kính tặng Ông Quận Dĩ An - Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến Sát Cộng - Trung Tá Nguyễn Minh Châu.
    Để tưởng nhớ Chú Ba Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An.

    Về địa dư, thì quận Dĩ An thuộc về Vùng III. Từ Sài Gòn đi Biên Hòa, nếu đi đường trong (đường ngoài là đường Xa Lộ Sai Gòn Biên Hòa), chúng ta sẽ tới Thủ Đức rồi tới Dĩ An và cuối cùng là Biên Hòa.

    Mặc dù ở khoảng giữa Sai Gòn Biên Hòa, nhưng người ta biết đến Thủ Đức và Biên Hòa nhiều hơn là biết tới Dĩ An, vì hai nơi kể trên có quá nhiều cảnh đẹp, thức ăn và trái cây ngon, như Suối Tiên, Nem Thủ Đức, Buởi Biên Hòa ....

    Dĩ An chỉ là một quận thuộc về ... miền quê, không có bất cứ một thứ gì đặc sắc, ngoài cái việc ở kế cận Sài Gòn.

    Đúng vậy, nếu đứng ngay ở quận lỵ Dĩ An, chúng ta sẽ thấy ngôi chợ, bót cảnh sát, ga xe lửa .... Nhưng qua khỏi ga xe lửa một chút, chừng vài cây số thôi, là chúng ta đã tới miền quê rồi đó, với những cánh đồng lúa và vườn trái cây xanh mướt thấp thoáng những mái tranh đơn sơ. Và trong một vài mái tranh đơn sơ đó, có ... Việt Cộng.

    Sau Hiệp Định Geneve 1954, phân chia đất nước làm hai miền: Miền Bắc theo Cộng Sản, còn miền Nam theo Tự Do, thuộc Pháp. Khi Pháp rút về nước, trao chính quyền lại cho Quốc Trưởng Bảo Đại. Sau một cuộc “Trưng Cầu Dân Ý” Bảo Đại bị truất phế, nhường cho ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Bọn Việt Cộng ở miền Nam, một số tập kết về miền Bắc, số còn lại rút gân rút cốt thay hình đổi dạng, nằm vùng chờ cơ hội.

    Tổng Thống Ngô Đình Diệm lập chính phủ Cộng Hòa, lo vãn hồi an ninh trật tự cho miền Nam Tự Do, ông cho bắt hết đám Việt Cộng nằm vùng, xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Cuộc sống người dân trở lại bình thường, dân Dĩ An nhờ đó, cũng sống rất yên lành.

    Tôi sinh ra và lớn lên ở Dĩ An, chứng kiến những sự việc xẩy ra ở đó qua hai đợt di cư của người miền Bắc vào Nam: Năm 1954 và năm 1975.

    Dân Di cư miền Bắc, được tập trung sinh sống ở khu Thủ Đức, Hố Nai, Tam Hiệp ... gần Biên Hòa, và đương nhiên là gần Dĩ An.

    Thời đó, tôi còn rất nhỏ, mới bắt đầu đi học Tiểu Học.

    Tới trường, hễ nghe đứa nào nói cái giọng khó nghe, thì hiểu liền, đó là dân “Bắc Kỳ”. Đang đi ngoài đường, hễ nghe ai đó nói:

    “Rê Su Ma, nậy Chúa tôi”

    Là tụi tôi biết liền, đó là dân “Bắc Kỳ”

    Ra chợ, hễ thấy bà nào có hàm răng đen bóng, là bọn chúng tôi biết ngay, đó là dân “Bắc Kỳ”

    Một vài điều tôi còn nhớ như in vào đầu là, thời đó còn xài tiền giấy xé làm hai: Một đồng xé làm hai thành hai tờ Năm Cắc. Những đứa nhỏ Bắc Kỳ cùng học với chúng tôi, tụi nó hiền lành, chỉ nhìn tụi tôi chơi giỡn chứ không bao giờ dám chọc ghẹo tụi tôi cả. Má tôi và những người chòm xóm bán hàng ngoài chợ thì nói những người Bắc Kỳ chụi khó làm việc và rất nhẫn nhịn, cái gì cũng cười.

    Tôi được má kể lại là, lâu lâu, chính phủ tổ chức chiếu phim thời sự vào buổi tối, ở đầu chợ Dĩ An, để dân chúng đi xem, đông lắm, vui vẻ lắm, thái bình thịnh trị lắm.

    Vào thời gian xẩy ra Đảo Chánh Ngô Đình Diệm và những cuộc Đảo Chánh kế tiếp, tôi không biết và không nhớ nhiều cho lắm, vì lúc đó tôi chỉ là một đứa nhỏ chín mười tuổi mà thôi. Chỉ có một điều làm tôi nhớ: Một lần chính quyền địa phương chiếu bóng tuyên truyền giáo dục phòng bệnh chữa bệnh, Việt Cộng thẩy lựu đạn làm đám con nít tụi tôi chết nhiều lắm. Tôi không nhớ năm đó là năm nào, chỉ nhớ rằng, trong lúc đang mải mê xem phim chống bệnh tật: Máu đỏ và máu xanh trong cơ thể chống lại vi trùng xâm nhập vào người, thì nghe một tiếng nổ lớn:

    “Ầm”

    Nhìn chung quanh, tôi thấy người ta ngã xuống đất, máu chẩy thật nhiều, bọn tôi sợ quá, xúm nhau chạy về nhà. Kể từ đó, ba má tôi cấm đám anh em tụi tôi không được đi xem hát nữa.

    Qua một thời gian vài năm không đi coi hát ở chợ nữa, có một bữa, mấy đứa bạn tôi rủ đi coi hát ở đầu chợ nữa. Tụi nó nói với tôi:

    “Có ông Quận mới về, ổng ... sát cộng lắm, nên tụi nó không dám về thẩy lựu đạn nữa, đi coi hát được rồi.”

    Nói thì nói vậy, chứ má tôi đâu có dám cho tụi tôi đi coi nữa. Anh em tụi tôi ham coi hát, lén lén đi từ đứa, mỗi đứa coi một khúc rồi về thế cho đứa khác đi coi. May là không có ai thẩy lựu đạn nữa, nên má tôi không biết chuyện này.

    Mấy bữa sau, tụi tôi có chuyện đi ra quận đường. Đang đi, tôi chợt thấy có một chiếc “Xe Jeep” chạy trờ tới, có một ông mặc đồ rằn ri nhà binh ngồi trên xe bước xuống, chống cây gậy đi chậm chậm. Dưới cặp mắt con nít của tôi, thì ông rất là oai phong. Tôi đâu có biết ông đó là ai, cứ mở bự con mắt ra mà dòm ông. Những người lớn tuổi đi kế bên tôi lao xao nói chuyện với nhau. Một bác đi kế bên tôi nói lớn ra vẻ thích thú:

    -“Đó, ông Quận Dĩ An mới về đó!”

    -“Ông Quận đó ... sát cộng lắm đó! Ổng cho lính đi phá hầm Việt Cộng hoài à, kỳ nào cũng giết được mấy đứa, làm tụi nó sợ lắm, trốn hết trơn rồi.”

    -“Ổng là lính “Thủy Quân Lục Chiến” đó, đánh trận ngầu lắm đó!”

    -“Ổng tên gì vậy?”

    -“Ai biết ổng tên gì! Nghe người ta kêu ổng là “Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến”, vậy thôi, chứ ai mà biết ổng tên gì!”

    Mấy ngày sau, nhân dịp tết Trung Thu, bọn con nít tụi tôi được đi theo thầy giáo tới quận đường để lãnh lồng đèn và bánh trung thu. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đuợc tới quận đường và được lãnh quà Trung Thu. Tôi không còn nhớ đã được lãnh lồng đèn kiểu gì? Nhưng còn nhớ rất rõ là được phát một cái bánh dẻo nhỏ bằng 3 ngón tay, ăn có mùi lá dứa.

    Nhà tôi ở ngay chợ Dĩ An, mỗi ngày ngoài giờ học và nhưng giờ chạy chơi với bạn bè, tôi đều phụ má bán hàng, nên được nghe nói rất nhiều về “Ông Quận Dĩ An Thủy Quân Lục Chiến".

    Có người kể:

    “Tối qua, Ông Quận cho lính đi phá hầm, giết nhiều du kích lắm, thằng con của Năm Rê (không phải tên thật) hổng dám dề kêu đi đắp mô nữa”.

    Cũng có người nói:

    “Tối bữa trước, thằng Năm con Ông Chín Lùa kéo đám trong bưng về chặn đường Ông Tám Hó (không phải là tên thật) Hội Đồng Xã đặng giết. May phước, Ông Tám có thằng nghĩa quân xách súng đi theo, bắn trả lại rồi chạy thục mạng ra tới Xã ở luôn đó, mấy bữa rồi cũng không dám về nhà.”

    Một ông già có sạp bán hang ... đã thật là vui vẻ nói lớn:

    “Hổm rày quận mình yên lắm rồi! Tụi tui và bà con chòm xóm hết bị mấy cái đám ác ôn tối trời về bắt đi đắp mô rồi. Nhớ lại hồi đó, tối bị lùa đi đắp mô, sáng lại phải đi phá mô, hổng còn sức đâu mà làm ăn!”

    Như tôi đã nói ở trên, từ ga xe lửa Dĩ An đi theo đường cái vô sâu chừng vài cây số, tới vùng nhị tỳ, Nhà Đèn Dĩ An là tới khu ruộng lúa và những đám rừng âm u (chưa tới Ngã Ba Cây Lơn). Những người đi theo Việt Cộng ban ngày vẫn làm ruộng trồng rau, ban đêm nhập với đám Việt Cộng trong rừng ra, tới từng nhà đòi đóng thuế, hoặc giết những người trong Hội Đồng Xã. Nhà hàng xóm gần nhau, ai theo Việt Cộng, ai theo Quốc Gia, dân chúng có khi biết nhau hết, nhưng không dám nói ra.

    Có một bữa, dân chúng kéo nhau đi coi xác Việt Cộng chết, được Ông Quận kéo về để dọc đường rầy xe lửa. Tôi tò mò lén đi coi. Tới nơi, tôi thấy có chừng sáu bẩy cái xác Việt Cộng, đứa thì mặc quần xà lỏn, đứa thì mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn bị bắn chết, máu chẩy đầy mình. Lính nghĩa quân cầm súng đứng gác kế bên. Người ta đi coi đông lắm, tới tận nơi mà dòm. Tôi thấy xác chết thì sợ quá, không dám tới gần, chỉ đứng lớ xớ phía xa.

    Có người léo xéo nói với nhau: “Xác đó là thằng ... Tám (không phải là tên thật), con của Sáu Lô đó”

    Có người làm gan, tới hỏi anh nghĩa quân đứng gác:

    “Việt Cộng bị bắn chết rồi, sao không đem đi chôn, mà lại đem trưng ra đây? Coi dễ sợ quá, hôi hám quá đi”

    Anh nghĩa quân trả lời: “Tụi tôi mới đi phá hầm bí mật của Việt Cộng tối qua đó, Ông Quận cho kéo về, chờ làm giấy tờ xong mới đem chôn, cũng để đó đặng cho bà con biết, đừng có đi theo Việt Cộng mà có ngày bị chết thảm như cái đám này đó!”

    Tôi lớn lên theo tình hình an ninh của quận Dĩ An. Ông quận Dĩ An vẫn còn làm việc ở quận, tôi không có dịp gặp Ông nữa, nhưng nghe dân chúng nói rất nhiều về những điều Ông làm. Ông chịu lo lắng cho vấn đề an ninh của dân chúng, chịu hành quân, chịu đi phá hầm, truy lùng Việt Cộng lắm.

    Vì thế, dân chúng mới đặt cho Ông cái tên:

    “Ông Quận Sát Cộng”

    Bây giờ thì tôi đã lớn đủ để hiểu Việt Cộng là ai? Và Sát Cộng là gỉ? rồi. Tôi chỉ là một đứa con gái, nhưng tôi cảm thấy phục Ông, và lâu lâu vẫn suy nghĩ: Ông đi đứng chống gậy rất khó khăn, vậy làm sao mà Ông có thể đi hành quân phá hầm Việt Cộng hoài hoài như vậy được?

    Có một bữa bán hàng, tôi thấy có một đám người lạ mặt mặc quần áo đen, đội nón rộng vành, mang ba lô tới ăn ở quán của nhà tôi. Tôi thấy họ mặc đồ bà ba đen và quấn khăn rằn thì sợ lắm, nhất là nhìn thấy cái nón của họ, hơi giống cái nón tai bèo của đám du kích. Nhưng khi thấy họ mang ba lô thì tôi đỡ sợ, vì tuy không đi lính, nhưng tôi cũng biết chỉ có lính Cộng Hòa mới mang ba lô mà thôi. Khi một Chú ăn xong, kêu tính tiền, tôi làm gan, hỏi Chú là lính gì mà lại mặt đồ đen.

    Chú này cỏn trẻ lắm, nhe răng cười trả lời tôi:

    “Tụi tui là lính “Xây Dựng Nông Thôn” mới từ Vũng Tàu về đây” (Xin gọi tắt là XDNT)

    Nghe anh trả lời thì tôi biết vậy thôi, và tôi cũng chỉ gặp họ một lần đó thôi nên cũng quên đi, còn lo bán hàng, lo đi học. Chừng vài tháng sau, tôi nghe dân chợ nói chuyện với nhau:

    “Lính XDNT được lắm, họ hổng giống lính Cộng Hòa, họ ở luôn trong ấp của mình đó, mấy ảnh giúp mình đủ chuyện hết, có bữa còn phụ bà Tám Cái (không phải là tên thật) cấy lúa đó!”

    “Ban ngày, đám XDNT này đi vòng vòng giúp bà con, ban đêm họ xách súng đi tìm Việt Cộng mà đánh đó. Tội nghiệp quá, họ làm việc sáng đêm. Tối qua đám này ghé nhà tôi, tía thằng Tâm nói tôi nấu cháu cho mấy Chú đó ăn cho no đặng làm việc đó!”

    Từ đó tôi mới biết lý do tại sao họ không có mặt ở chợ nữa, vì họ ở luôn ở trong làng, trong xã chung với dân. Theo suy nghĩ nông cạn của tôi, tôi cho rằng: Việt Cộng nằm vùng sống cùng với dân, muốn diệt trừ bọn này, chỉ có cách là cũng sống cùng với dân như những người lính XDNT này thì mới tìm ra chúng mà đánh thôi. Từ đó, tôi lại có thêm cảm tình với lính XDNT và thêm cảm tình với Ông Quận Dĩ An.

    Tói tuổi thi tú tài, tôi lo học nhưng cũng thích thơ TTK, Hữu Loan, Hồ Zếnh, và cũng thích đọc “The Exodus” “Chiến Tranh và Hòa Bình”….

    Một bữa, tôi đang đọc cuốn “Trại Đầm Đùn” thì một Ông khách lạ mặc quần áo Cảnh Sát buớc vào quán kêu đồ ăn, Ông trạc tuổi 45 gì đó. Khi tới quầy trả tiền, liếc mắt thấy tên cuốn sách, Ông nhìn tôi ngạc nhiên:

    “Con gái mà đọc mấy loại sách này làm chi!”

    Tôi trả lời Ông:

    “Cháu đọc cho biết Việt Cộng tàn ác như thế nào?”

    Lâu lâu Ông lại ghé quán của má tôi mà ăn trưa, ăn tối. Tới khi quen rồi, tôi mới biết Ông là Cuộc Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An. Có bữa, tôi cắc cớ hỏi Ông:

    Chú Ba, có khi nào Chú bắt được Việt Cộng, rồi cũng tra tấn người ta giống như bọn Việt Cộng tra tấn dân, giống như trong ... Trại Đầm Đùn, hay không?”

    Ông đã cười lớn một lúc rồi mới trả lời tôi:

    “Bạo tàn không phải là nghề của Cảnh Sát Quốc Gia! Mình làm gì cũng phải có tình người ở trong đó. Hơn nữa, hỏi cung đám Việt Cộng là do Cảnh Sát Đặc Biệt hoặc là An Ninh Quân Đội phụ trách, chứ không phải là nhiệm vụ của Chú.”

    Từ đó, tôi có cảm tình nhiều hơn đối với Ông. Ông kêu tôi là “Con Gái” và xưng “Chú” với tôi. Nhà ông ở Sài Gòn, Ông đi làm bằng xe Vespa (hay Lambretta gì đó, tôi không nhớ rõ), chứ không lái xe Jeep Cảnh Sát. Người ta kêu Ông là Chú Ba, thì tôi cũng theo đó mà kêu, chứ không hỏi và cũng không dám hỏi tên thật của Ông.

    Tháng Tư 1975, ngày đen tối của VNCH đã đến! Mấy ngày trước đó, thấy tình hình nguy ngập, má tôi lo cho tính mạng của anh Hai tôi đang đóng quân ở Bạc Liêu và anh rể tôi làm Cảnh Sát ở Xa Cảng, nhưng đâu có làm gì được hơn. Má chỉ còn cách bảo tôi đi mua gạo trữ phòng khi có biến.

    Gần cuối tháng, tôi nghe súng nổ thật gần, nhưng cũng chẳng biết làm gì hơn.

    Sáng 30, tôi nghe trên đài phát thanh, Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng Việt Cộng và kêu gọi binh sĩ các cấp gác súng súng chờ bàn giao.

    Má tôi lo cho số mạng của người con trai và con rể. Còn tôi, tôi lo cho số mạng của những bạn bè tôi đã đi lính. Dĩ An ở gần phi trường Biên Hòa, gần cả căn cứ Sóng Thần, nên có rất nhiều thanh niên gia nhập Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến, bạn bè tôi ở trong đám này đông lắm. Rồi còn những người lính XDNT nữa, họ còn đang ở chung với bà con trong Xã, Ấp, còn Chú Ba Cảnh Sát, còn Ông Quận TQLC Sát Cộng nữa, họ sẽ ra sao?

    Mẹ tôi lính quýnh đi tới đi lui trong nhà. Tôi cũng lo sợ, lo sợ cho mẹ tôi, cho chính tôi nữa, cuộc đời mình sẽ ra sao?

    Ngay lúc đó, Chú Ba bước vào, mặt mày đăm chiêu. Điều ngạc nhiên hết sức là Chú không mặc bộ quần áo cảnh sát thường ngày, mà Chú mặc bộ đồ mầu trắng tươi, đeo lon và huy chương sáng ngời. Chú nói với mẹ tôi:

    “Tôi chào chị lần cuối, rồi về nhà. Đầu hàng rồi, nhưng tôi đâu có thua trận đâu mà đầu hàng! Sáng nay, khi nghe tin Tổng Thống Minh đầu hàng, tôi đã tập họp tất cả Cảnh Sát trong Cuộc lại dể làm Lễ Chào Quốc Kỳ lần cuối cùng, rồi giải tán, ai về nhà nấy. Tôi cũng về đây, thôi, chào chị và cháu gái, hai người ở lại mạnh giỏi.”

    Mẹ tôi và tôi chưng hửng nhìn Chú. Một lúc sau, mẹ tôi mới nói:

    “Đầu hàng rồi, tôi thấy người ta mặc thường phục đi về, sao Chú không thay quần áo thường mà lại mặc đại lễ như vầy, lỡ ... có chuyện gì thì sao? Con trai tôi còn để mấy bộ quần áo ở nhà, tôi nói con Nhung lấy cho Chú bận nhé!”

    Chú Ba cười chua chát, trả lời:

    “Lần cuối cùng của cuộc Đời Binh Nghiệp của tôi mà chị! Tôi phải mặc Đại Lễ chứ!”

    Tôi ái ngại nhìn Chú, hỏi thêm:

    -“Chú Ba đi về cùng với anh em Cảnh Sát hay về chung với Ông Quận? Về chung chắc là an toàn hơn đó”

    -“Anh em Cảnh Sát đa số là dân địa phương, họ tự đi về, còn Chú, Chú đi bằng xe riêng từ đó tới giờ, nên hôm nay Chú cũng về bằng xe riêng. Ông Quận vừa nói chuyện với Chú xong, ổng sẽ về sau cùng với những người lính nào ở Sài Gòn.”

    -“Chú Ba, còn cây cờ của mình, sao Chú không gỡ xuống, để ... người ta xé đi thì tội nghiệp cho Lá Cờ lắm”

    -“Chú Ba chỉ có nhiệm vụ Thượng Kỳ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Quân Đội không dậy Chú cuốn cờ bỏ đi, và Chú cũng không thể làm chuyện đó được. Trước khi về, Chú đã đứng nghiêm chào Lá Cờ lần chót rồi. Cứ để Lá Cờ ở đó, trong đầu óc của Chú sẽ nhớ mãi hình ảnh Lá Cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, Lá Cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”

    Rồi Chú quay ra, đạp máy xe rồ ga đi thẳng.

    Ngoài đường, tôi thoáng thấy những Thanh Niên Mang Băng Tay Đỏ, cầm súng chạy lăng xăng.

    Chiều đến, má tôi hốt hoảng nhớ tới bầy cháu ngoại ở Sài Gòn, má nói tôi ráng mang gạo cho chị tôi, để mấy đứa nhỏ đói tội nghiệp.

    Tôi cảm thấy sợ hãi khi phải đi ra ngoài trong giờ phút này, nhưng cũng chất gạo lên xe Honda chạy ra xa lộ đi về Sài Gòn.

    Dọc đường, vẫn còn súng nổ, vẫn còn lính ta chạy tới chạy lui, quần áo lính vứt rải rác khắp nơi, và rất nhiều đàn ông mặc thường phục đi bộ về phía Sài Gòn. Những chiếc xe tăng cắm Cờ Xanh Dương và Đỏ chạy rầm rộ trên đường, chạy qua mặt tôi một cách hung tợn, cũng huớng về Sài Gòn. Tôi sợ lắm, bậm gan rồ ga chạy thục mạng.

    Bất chợt, tôi nhìn thấy ở vệ đường, một người lính mặc Đại Lễ mầu trắng với những huy chương đeo đầy trên ngực áo, nắm bất động, mặt đầy máu, quay về phía đường lộ, bên cạnh chiếc xe Vespa lật nghiêng. Tôi thảng thốt kêu lên:

    “Chú Ba Cảnh Sát!”

    Tôi muốn dừng lại, xem có phải thật sự là Chú Ba hay không?

    Chú còn sống hay đã bị bắn chết?

    Nhưng giòng người xô đẩy, tiếng súng hai bên nổ vang, rồi xe chở lính Việt Cộng chạy tới, xe tăng, thiết giáp bắn nhau qua lại, tôi không thể nào ngừng lại.

    Tôi bật khóc, nhìn Chú Ba một lần chót rồi rung rẩy chạy xe đi.

    Tôi nhớ lại hồi sáng, sau khi Chú Ba đi được khoảng một tiếng đồng hồ thì một đám những tên Đeo Băng Tay Đỏ, những tên Đội Nón Tai Bèo, đã kéo Lá Cờ VNCH xuống, xé tan nát đi. Tôi vụt chạy ra muốn giựt lại Lá Cờ, nhưng vừa mới ra tới cửa, đụng phải một đám Đá Cá Lăn Dưa cầm súng chĩa tứ phía, làm tôi sợ quá, dội trở lại. Lúc đó, tôi đã giận Chú Ba hết sức, tại sao không kéo Lá Cờ xuống mà cất đi, để nay bị cái đám người này xé nát.

    Bây giờ, nhìn Chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của Chú:

    “Cứ để Lá Cờ ở đó, trong đầu óc của Chú sẽ nhớ mãi hình ảnh Lá Cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, Lá Cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”

    Tôi không giận Chú Ba nữa, và nghĩ rằng, Chú Ba đã làm đúng!

    Chú Ba ơi, trong đầu óc Chú bây giờ, Lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại, vẫn còn tung bay trong gió, trong vĩnh cửu, phải không Chú?

    Những ngày sau đó, rất nhiều khuôn mặt xuất hiện. Những khuôn mặt này rất quen thuộc với người dân Dĩ An trước đây, nhưng bây giờ họ đã trở thành khác hẳn:

    Họ quấn khăn rằn, đội nón tai bèo, hiện nguyên hình Việt Cộng.

    Bà con đi chợ nói với nhau:

    “Cái đám này, hồi đó đã bị Cảnh Sát chìm, bị lính của Ông Quận mình bắt nhốt hết trơn rồi đó đa. Nhưng bị báo chí nói lung tung là bắt dân vô tôi, nên mới phải thả tụi nó ra. Nay thì rõ ràng quá rồi, phải chỉ hồi đó xử tử hết tụi nó đi, đỡ khổ ...”

    Một thời gian ngắn sau đó, những người Bắc Kỳ lại xuất hiện, chúng tôi kêu họ là “Bắc Kỳ 75”. Những Bắc Kỳ này láu cá và hỗn láo vô cùng, khác xa với “Bắc Kỳ 54” xưa. Bắc Kỳ 54 ăn nói nhỏ nhẹ, cái gì cũng cười, thì đám Bắc Kỳ 75 đội nón cối, đi dép râu, luôn miệng chửi thề. Khi nói chuyện, họ Xưng Ông Xưng Cha với chúng tôi và sẵn sàng đe dọa:

    “Ông báo Công An, bắt bỏ cha chúng mày đi bây giờ!”

    Mỗi lần Ngày 30 Tháng Tư trở lại, tôi lại nhớ tới quận Dĩ An, nhớ tới Ông Quận TQLC Sát Cộng, nhớ tới Chú Ba Cảnh Sát. Tôi đã kể cho chồng con tôi nghe về những người này, không biết họ còn sống hay đã chết? Chồng tôi hỏi, tôi còn nhớ tên những Người Hùng này hay không? Lâu quá rồi, hơn nữa, hồi đó, tôi còn quá nhỏ để mà nhớ.

    Mỗi lần đi ngang những đài tưởng niệm chiến sĩ VNCH, tôi đều cầu nguyện cho họ.

    Bất chợt, một hôm đọc Việt Luận, đọc bài “Cuộc Đời Đổi Thay” tôi mới biết Ông Quận Trưởng Dĩ An, Ông Quận TQLC Sát Cộng, Trung Tá Nguyễn Minh Châu, Ông còn sống, đang ở bên Mỹ. Tôi mừng qua, kêu chồng tôi:

    “Anh ơi, Ông “Guậng ... Ông Guậng Dĩ Ang nè, ổng còn sống, ổng diếc báo nè!

    Anh coi hình ổng nè, ổng bận đồ rằng ri, oai hùng lắm nè! Thấy hông, em nói mà!”

    Chúc mừng Ông Quận được bình yên sau những đổi thay của cuộc đời.

    Cám ơn Ông Quận, đã gìn giữ An Ninh trong Quận, đã Sát Cộng, để những người dân Dĩ An như tôi có một cuộc sống yên ổn, cho tới Ngày 30 Tháng Tư.

    Người Việt của tôi, là thế đấy!

    Nguyễn Khắp Nơi - Theo lời kể của Cư Dân Quận Dĩ An

    ReplyDelete
  4. nhung bai viet' rat' dang' de doc. Tiec' rang` nhieu` SV khong chap' nhan. vi` ho. co' nhug~ cong cu. nhoi` nhet' lo*n' manh. ho*n the' nay` nhieu`.DCSVN co' hang` tram to` bao' giay', hang` tram to` bao' dien. tu~ do` so...nen moi. nguoi` rat' kho' de~ tiep' can. nhieu` tang` lop'.Nhug y' chi' chien' dau' thi` moi. nguoi` khog thua gi` cha ong ta khi xua. Thanks!

    ReplyDelete
  5. THTNDC

    10 Đức Tính Thiết Yếu Trong Văn Hóa Tây Phương

    http://www.bibliolettres.com/CL/uploads/p/les_Lumieres/Le_Salon_de_Madame_Geoffrin_en_1755.jpg
    Khai sáng


    Đức tính nào được coi là quan trọng nhất để tạo nên nhân cách vững mạnh?

    Người Hy lạp cổ đại cho là có bốn đức tính quan trọng:
    1. Trí ... 2. Công Bình ... 3. Dũng Cảm ... 4. Tự Chủ ...
    5. Tình Yêu ... 6. Thái Độ Tích Cực ... 7. Chuyên Cần ...
    8. Liêm Chính ... 9. Lòng Biết Ơn ... 10. Khiêm Nhượng ...


    Trí
    Họ xem TRÍ là đức tính chủ đạo, đức tính hướng dẫn mọi đức tính khác.

    1.
    Trí là có óc phán đoán đúng đắn, giúp cho ta có thể đưa ra những quyết định mang lại lợi ích cho ta và người khác.


    2.
    Trí cũng giúp ta áp dụng các đức tính khác trong hành động - khi nào thì hành động, hành động ra sao, và làm thế nào để điều hòa giữa các đức tính khác nhau khi gặp xung đột; thí dụ đơn giản như khi phải thật thà nói lên sự thật làm mất lòng kẻ khác.


    3.
    Trí giúp cho chúng ta phân biệt sự kiện được đúng đắn, để thấy đâu là điều thật quan trọng trong đời để còn ấn định những ưu tiên cho phù hợp. Nhà đạo đức học Richard Gula đã nói: "Ta không thể làm đúng nếu trước hết ta không nhìn thấy đúng."



    Công Bình
    Đức tính thứ hai người Hy lạp đề cao là CÔNG BÌNH.
    Công bình nghĩa là tôn trọng quyền của tất cả mọi người.


    Quy luật Vàng bảo ta rằng hãy làm cho người khác những gì ta muốn họ làm cho ta, là một nguyên tắc của công bình được phổ cập trong mọi văn hóa và tín ngưỡng trên thế giới. Vì chính bản thân chúng ta cũng là con người, công bình cũng bao gồm lòng tự trọng, một nhận thức đúng đắn về nhân cách và quyền của chính mình.


    Trong các trường học, chương trình đức dục chú trọng vào tính công bình vì đức tính này bao gồm các đức tính khác trong quan hệ giữa con người với nhau như đối đãi với nhau có văn minh, thật thà, có trách nhiệm, và bao dung (bao dung không có nghĩa là chấp nhận niềm tin của kẻ khác hay chấp nhận hành vi của họ, nhưng có nghĩa là tôn trọng quyền tự do suy nghĩ và hành xử sao cho không vi phạm đến quyền của kẻ khác).


    Mối quan tâm về sự công bình cộng với khả năng biết phẫn nộ trước những điều bất công thúc đẩy chúng ta hành xử như một công dân trong việc xây dựng một xã hội và thế giới công bình hơn.


    Dũng Cảm
    Đức tính thứ ba, một đức tính rất thường bị bỏ quên là DŨNG CẢM.


    Dũng cảm giúp cho chúng ta làm đúng khi đối diện với khó khăn.
    Quyết định đúng trong đời, thường là quyết định khó.


    Khẩu hiệu của một trường trung học đã nắm được tinh túy này như sau:
    "Làm điều phải, dù khó thay vì làm điều dễ, mà sai."



    Dũng cảm, theo nhà giáo dục James Stenson, là sức mạnh nội tâm giúp ta vượt qua hoặc chịu đựng nổi những khó khăn, thất bại, bất lợi và đau đớn. Can đảm, kiên trì, nhẫn nhục, chịu đựng và một niềm tự tin vững mạnh là các diện của dũng cảm.


    Hiện tượng trẻ vị thành niên tự tử đang tăng vọt trong 3 thập niên qua, đáng cho ta quan tâm; một trong những nguyên nhân có lẽ là các em đã không được chuẩn bị để đương đầu với những thất vọng không thể tránh khỏi trong đời.


    Chúng ta cần dạy cho các em biết rằng các đức tính được phát triển qua đau khổ nhiều hơn là qua thành công, và những trở lực sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn nếu chúng ta ĐỪNG dùng nó làm lý do để ngồi than thở.



    Tự Chủ
    Đức tính thứ tư là TỰ CHỦ.


    Tự chủ là khả năng kiểm soát lấy chính mình, giúp ta kiểm soát được sự nóng giận, điều hòa những nhu cầu tâm-sinh lý, và theo đuổi những ham thích chính đáng một cách chừng mực.


    Tự chủ là sức mạnh chống lại các cám dỗ và giúp cho ta khả năng chờ đợi--đình hoãn những khoái lạc hiện tại để tiếp tục tiến tới mục tiêu cao xa hơn.


    Cách ngôn có câu:
    "Nếu ta không cai quản được tham vọng, thì tham vọng sẽ cai quản ta."



    Các hành vi thiếu thận trọng hoặc tội phạm đều nảy sinh từ sự thiếu tự chủ mà ra.



    Qua các đức tính trên, người Hy lạp quả đã nói khá đầy đủ về phạm trù đạo đức, nhưng còn thiếu đức tính quan trọng thứ năm. Đó là TÌNH YÊU.



    Tình Yêu
    Tình yêu còn hơn cả công bằng, vì tình yêu khiến cho ta cho đi nhiều hơn cái mà công bằng đòi hỏi.
    Tình yêu là sự sẵn lòng hy sinh cho kẻ khác. Tất cả các đức tính quan trọng của con người, như thông cảm, trắc ẩn, tử tế, bao dung, phục vụ, trung thành, ái quốc, và tha thứ, tạo nên đức hạnh của tình yêu.


    F. Washington Jarvis viết trong cuốn sách "Với Yêu thương và Khấn nguyện" rằng:

    "Tình yêu -- một tình yêu vị tha KHÔNG đòi hỏi đáp đền là nguồn lực mạnh nhất trong vũ trụ. Ảnh hưởng của tình yêu đến kẻ nhận cũng như người cho là điều KHÔNG thể đo đếm được."


    Tình yêu là một đức hạnh mang tính cách đòi hỏi và khắt khe. [Bởi vì] Nếu ta thật sự tuân theo lời răn quen thuộc "Hãy yêu láng giềng của ta như thể yêu ta," chắc chắn ta sẽ cố gắng không truyền đi nhừng tin đồn nhảm hay chỉ trích họ, vì biết rằng chính ta cũng cảm thấy khó chịu khi kẻ khác nói về ta như vậy.


    Thái độ tích cực

    THÁI ĐỘ TÍCH CỰC là đức tính quan trọng thứ sáu.


    Nếu ta có thái độ tiêu cực trong đời, thì ta là gánh nặng cho chính ta và người khác. Nếu ta có thái độ tích cực, thì ta là một tài sản của chính ta và cho người khác.


    Hy vọng, phấn khởi, linh động, và óc hài hước là những thuộc tính của một thái độ tích cực.


    Tất cả chúng ta, dù già hay trẻ, cần nhớ rằng thái độ của chúng ta là do chính ta lựa chọn.


    Abraham Lincoln nói:

    "Hạnh phúc của hầu hết chúng ta là do ý tưởng của ta quyết định."



    Martha Washington cũng nói:

    "Tôi học được từ kinh nghiệm bản thân rằng hầu hết những hạnh phúc hay đau khổ tùy vào thái độ của ta chứ không vào hoàn cảnh. Ta mang theo mầm hạnh phúc hay khổ đau với ta trên mọi bước đường."




    Chuyên Cần
    CHUYÊN CẦN (hard working) là đức tính thứ bảy, một đức tính không thể thiếu được.


    Không thể sống trong đời mà không làm việc, và không thể nào đạt được thành quả nếu thiếu chuyên cần.


    Vị huấn luyện viên bóng rổ lừng danh John Wooden từng nói:

    "Tôi thách các bạn có thể chỉ cho tôi một người đạt được thành quả xuất sắc trong đời họ mà không phải làm việc cật lực."



    Chuyên cần gồm có sáng tạo, siêng năng, biết đặt mục tiêu và tháo vát.


    Đức tính quan trọng thứ tám là LIÊM CHÍNH (integrity).


    Liêm Chính
    Liêm chính là luôn tuân theo các nguyên tắc đạo đức, lương tâm, giữ lời nói, và dám bảo vệ những gì ta tin tưởng.


    Có đức tính liêm chính tức là "toàn vẹn", do đó những việc ta làm luôn nhất quán trong những trường hợp khác nhau.


    Liêm chính KHÁC với thành thực ở chỗ thành thực là nói thật với người khác, còn liêm chính là thành thật với chính mình.


    Josh Billings, một nhà văn nói:

    "Hình thức lừa dối nguy hiểm nhất là lừa dối chính mình."



    Tự lừa dối nguy hiểm ở chỗ nó cho phép ta làm theo ý thích của mình rồi tìm các lý lẽ để biện minh cho các hành động ấy.




    Lòng Biết Ơn
    LÒNG BIẾT ƠN đức tính thứ chín.


    Văn sĩ Anne Husted Burleigh nhận xét:

    "Lòng biết ơn cũng giống như lòng yêu thương không phải là một cảm xúc mà là một hành động của ý chí. Chúng ta chọn xem có biết ơn không, cũng như chọn xem có nên yêu hay không."


    Lòng biết ơn thường được xem như bí mật của một đời sống hạnh phúc.


    1. Nó nhắc cho ta nhớ rằng ta đang cùng uống nước từ một cái giếng mà ta chưa bao giờ đào.

    2. Nó nhắc ta nhớ để đếm những phước hạnh ta nhận được mỗi ngày.


    Anh hùng quân đội Eddie Rickenbacker khi được hỏi anh học được bài học nào lớn nhất khi trôi giạt 21 ngày trên một chiếc bè giữa Thái Bình Dương, đã trả lời:

    "Nếu bạn có nước uống tha hồ, thức ăn thừa mứa, thì bạn đừng nên than phiền về bất cứ điều gì nữa."




    Khiêm Nhượng
    KHIÊM NHƯỢNG là đức tính cuối cùng và cũng có thể được xem là nền tảng của đời sống đạo đức.


    Khiêm nhượng là điều cần thiết giúp ta sở đắc những đức tính khác vì nó cho ta biết được sự bất toàn của mình mà cố gắng để trở nên người tốt hơn.


    Nhà giáo David Isaacs viết:

    "Khiêm nhượng là nhận thức được những khiếm khuyết của mình và cố gắng hết khả năng để phục vụ mà không cần đến được vinh danh hay tán thưởng."


    Đại thi sĩ T. S. Eliot cũng nói:

    "Một nửa những điều tệ hại xảy ra cho thế giới này là do những người muốn được cảm thấy ta đây là quan trọng gây ra."



    Triết gia Dietrich von Hildebrand cũng viết:

    "Mọi đức hạnh đều chẳng có giá trị gì hết nếu ta để lòng kiêu len lỏi đi vào - điều này xảy ra mỗi khi ta cảm thấy hãnh diện về lòng tốt của mình."



    Một tác giả khác nhận xét rằng không có lòng khiêm nhượng, ta sẽ giữ những khuyết điểm của mình vì sự kiêu hãnh khiến cho ta không nhận ra chúng nữa.


    Lòng khiêm nhượng giúp ta nhận lấy trách nhiệm về những lỗi lầm do ta gây ra, và sửa đổi chúng.


    Louis Tartaglia, một bác sĩ về tâm thần, viết trong cuốn sách mang tựa đề "Không lầm lỗi! Mười khuyết điểm thường gặp trong cá tính và Ta có thể làm gì?" rằng, trong suốt 20 năm hành nghề, ông nhận ra khuyết điểm thường gặp nhất là bệnh "ghiền phải là người đúng."


    Ông hỏi: "Có khi nào bạn nhận ra là lại đang thảo luận về sự bất đồng ý ngay cả khi chuyện đó xong lâu rồi, chỉ để chứng minh là mình đúng?"


    Chìa khóa để xây dựng đức tính trong trị liệu cũng như trong đời sống là lòng khiêm nhượng để thay đổi.



    © Học Viện Công Dân 2006
    Chuyển dịch từ tài liệu The Ten Essential Virtues đăng tải trên website của Civic Education Network, Region 7: http://www.civednet7.org/TSV.html

    -Tom Lickona, CHARACTER MATTERS: How to Help Our Children Develop Good Judgment, Integrity, and Other Essential Virtues (Simon & Schuster, 2004)

    ReplyDelete
  6. Xin mời Các Bạn cùng xem và lên tiếng về hiểm họa khai thác bauxite tại Tây Nguyên
    http://www.youtube.com/watch?v=MvW1hUfp4a0

    Thân ái,
    NQTrung

    ReplyDelete
  7. Lê Văn Cương
    Viện Chiến lược và Khoa học Công an
    Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2009
    VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN BAUXITE
    Ở DAK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG CỦA TKV
    Sau khi dự các cuộc hội thảo khoa học do VUSTA và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức
    và khảo sát các cơ sở khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, tôi có một số ý
    kiến (bước đầu) như sau:
    1. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên do TKV làm chủ đầu tư là không
    hiệu quả về kinh tế, bởi lẽ:
    Trong dự án TKV trình Thủ tướng Chính phủ có mấy vấn đề:
    1. Một là, TKV chưa tính đến, hoặc tính chưa hết, chưa đủ các chi phí chắc chắn sẽ phát sinh
    như: vấn đề vận chuyển quặng, bán thành phẩm, hóa chất phục vụ khai thác, chế biến và xuất
    khẩu (trên quãng đường khoảng 250km), chi phí sử dụng điện, nước….
    2. Hai là, Trung Quốc sẽ chuyển công nghệ lạc hậu sang Việt Nam (Trung Quốc có công nghệ
    tiên tiến hoặc có thể mua công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nhưng họ không chuyển
    cho Việt Nam).
    3. Ba là, việc TKV chọn Trung Quốc là đối tác duy nhất bao tiêu sản phẩm là hết sức rủi ro,
    nguy hiểm.
    Tôi không rõ TKV không biết, hay biết mà cố tình không báo cáo đầy đủ ? Tôi tin là có cả
    hai.
    Còn nhiều vấn đề khác, nhưng với 3 vấn đề trên có thể đưa ra dự báo: chỉ riêng về mặt kinh
    tế, dự án khai thác, chế biến Bauxite của TKV ở Tây Nguyên chắc chắn không có hiệu quả,
    thậm chí có thể lổ lớn.
    2. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên của TKV về lâu dài, sẽ gây ra thảm
    họa về môi trường, sinh thái.
    - Một là, các hồ chứa bùn đỏ ở Dak Nông và Lâm Đồng có thể an toàn trong khoảng 10 - 15
    năm tới, ngoài 20 năm không ai có thể yên tâm. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng;
    có những trận mưa lớn kéo dài tới 5 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngàỵ. Trong điều kiện đó các hồ
    chứa bùn đỏ trên cao nguyên rất có thể xảy ra sự cố (tràn hồ, lún sụt, vỡ đập, rạn nứt đáy
    hồ…).
    - Hai là, nơi khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông và Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông
    Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk (chảy sang đất Campuchia và sông Mê Kông). Không ai có thể
    bảo đảm là khai thác, chế biến Bauxite sẽ không làm ô nhiễm (nhiễm bẩn, nhiễm độc) nguồn
    nước của hai con sông này. Có khoảng 15 triệu người sử dụng nước của hệ thống sông Đồng
    Nai (nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Tập đoàn TKV hoàn toàn không có
    khả năng (về tài chánh, công nghệ…) khắc phục, xử lý ô nhiểm đối với sông Đồng Nai và
    sông Sê-rê-Pôk.
    Chi phí để khắc phục thảm họa môi trường sẽ lên đến hàng chục tỷ đôla, sẽ lớn hơn hàng chục
    lần lợi ích thu được từ khai thác, chế biến Bauxite.
    3. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh
    quốc gia
    Các đe dọa đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả
    kinh tế và tai biến môi trường. An ninh quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng do:
    - Một là, dự án không có hiệu quả về kinh tế, thậm chí thua lỗ, từ đó tác động lớn đến chính
    trị - xã hội của đất nước, dân mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà
    nước.
    - Hai là, thảm họa về môi trường sinh thái sẽ tác động to lớn đến ổn định chính trị- xã hội.
    Hàng chục triệu người sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường sống mà không thể khắc
    phục được trong thời gian ngắn.
    - Ba là, Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt
    Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh
    Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã làm chủ
    các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và
    Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.
    Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không ?
    4. Kiến nghị
    4.1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trực tiếp nghe ý kiến của các nhà khoa học về dự án khai
    thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên.
    4.2. Cho làm thử với quy mô nhỏ (khoảng 300 ngày tấn alunune/năm), sau 5-10 năm sẽ quyết
    định quy mô lớn.
    NGƯỜI BÁO CÁO
    Thiếu tướng, PGS TS Lê Văn Cương

    ReplyDelete
  8. http://www.viet-studies.info/kinhte/LeVanCuong_Boxit.pdf

    ReplyDelete
  9. Thưa qúi vị,

    Tôi đọc báo co thấy ông Điền, giám đốc công ty khai thác Bãuite ở ta^y Nguyên, trả lời báo chí đại khái như sau:
    Chúng ta chưa biết kết qủa như thế nào, cứ làm đi rồi sẽ biết đúng hay sai.
    Thì ea Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục mang đất nước và dân tọc ra làm thí nghiệm nữa.
    ___________________________________________

    52 Năm Thí Nghiệm Vẫn Chưa Xong
    Cuộc bầu cử "midterm" của Mỹ đã hạ màn. Kết qủa là đảng Dân Chủ nắm quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội sau 12 năm bỏ trống sân chơi cho đảng Cộng Hòa tung hoành.
    Có nhiều lý do đưa đến sự thất bại của đảng Cộng Hòa. Về đối nội: Dân Mỹ mệt mỏi về việc sa lầy ở Iraq, ở afghanistan, chính quyền Bush vụng về trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vũ khí hạt nhân ở Iran và Bắc Hàn (TT Bush nói cho nhiều, hăm dọa cho lắm nhưng chẳng làm được gì đối với 2 nước trong "trục ma qủy" nầy); về đối nội: Gía xăng tăng vọt trong 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống Bush, kinh tế trì trệ, sự bất lực đến độ vô lý trong cách giải quyết các vấn nạn do bão Katrina gây ra, thêm nữa, thái độ ương nghạnh và tự mãn của TT Bush làm cho dân Mỹ ngày càng thêm chán ghét.
    Sự thất bại lần nầy của đảng Cộng Hòa cũng dễ hiểu thôi vì nằm trong qui luật của một xã hội có nền dân chủ lành ma.nh: Cá nhân hay đảng chính trị nào quản trị đất nước hữu hiệu, thì được cử tri tiếp tục tín nhiệm; lầm lỗi hay thất bại trong việc điều hành quốc gia thì bị buộc phải nhường lại quyền lãnh đạo đất nước cho người hay đảng khác có khả năng hơn.

    Trông người lại nghĩ đến ta

    Mấy tháng gần đây, báo chí ở Việt Nam om sòm quảng cáo về một phát kiến "ngang tầm thời đại" của đảng CSVN, đó là chương trình "giao lưu trực tuyến" giữa cán bộ lãnh đạo đảng và người dân. Mục đích của chương trình nầy là cho phép dân - giới chủ nhân - được quyền hỏi hay đưa ra những thắc mắc đối với cán bộ lãnh đạo đảng - giai cấp đầy tớ - qua diễn đàn paltalk trên internet. Chuyện đối thoại, giải thích các vấn đề của quốc gia giữa lãnh đạo và quần chúng cử tri ở các nước dân chủ là chuyện bắt buộc phải có, chuyện xưa như trái đất rồi, nhưng bây giờ ở Việt Nam mới chỉ là giai đoạn bắt đầu thử nghiệm một "mô hình" do đảng CSVN vừa nghĩ ra. Đảng bây giờ mới cho phép một cách rất giới hạn những ông "chủ" được hỏi đám "đầy tớ " vài câu qua loa liên quan đến việc quản lý cơ ngơi, công việc làm ăn của ho.. Đây là một thứ ân huệ của giai cấp "đầy tớ " thống trị ban phát cho giới "chủ nhân" bị tri.

    Trong buổi ra quân ồn ào đầu tiên, giới lãnh đạo Hà Nội đưa ra một nhân vật được coi như nặng ký nhất về khả năng lý luận. Đó là cựu Phó Thủ Tướng Vũ Khoan - một nhà ngoại giao sừng sỏ và cũng là nhà thương thuyết dày dạn kinh nghiệm của Hà Nội (theo sự giới thiệu của CSVN).
    Dĩ nhiên trong buổi "giao lưu trực tuyến" đầu tiên nầy, dân cò mồi chiếm gần hết và chỉ được phép đọc lại những câu hỏi đã được soạn trước. Có điều là câu trả lời của ông Vũ Khoan về việc Việt Nam gia nhập WTO làm chúng ta phải suy ngẫm.
    Ông Vũ Khoan cho biết là phía phái đoàn Việt Nam hoàn toàn mù tịt về tổ chức WTO, không biết văn bản, các khoản điều luật trong tổ chức thương mại quốc tế nầy. Ông nói " phái đoàn Việt Nam chưa có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết trong lúc đàm phán, thương thuyết với các phái đoàn của các nước. Mình như những học sinh non nớt, vừa thương thảo vừa học hỏi. Họ hỏi tới đâu mình trả lời tới đó. Tự học lấy kinh nghiệm trong lúc đàm phán...".

    Trời hỡi, sự thật phủ phàng đến độ trần truồng như vậy sao? Chúng ta vẫn biết khả năng bết bát của nhóm người vẫn luôn mồm tự xưng là "đỉnh cao trí tuệ loài người " ở Hà Nội, nhưng không ngờ đến độ " vừa đàm phán vừa học", nếu không chính miệng ông Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nói ra thì có mấy ai tin!
    Thành viên trong các phái đoàn đàm phán, thương thảo, thương thuyết, thương lượng...của các nước trên thế giới đều bắt buộc phải được huấn luyện qua các trường lớp chuyên nghiệp, kinh nghiệm phải được tích lũy từ nhiều năm, phải là chuyên viên thật xuất sắc mới được cho gia nhập vào phái đoàn đại diện cho quốc gia. Trong lúc đàm phán, họ lấn nhau từng câu, gài nhau từng chữ (every word is counted), chèn ép từng lời, dành nhau từng dấu chấm - phẩy trong văn bản để mang lợi ích nhiều nhất về phía quốc gia mình. Trong khi đó, những người đại diện để tranh đấu cho quyền lợi của Đất Nước - Dân Tộc Việt Nam lại là " chưa có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết trong lúc đàm phán, thương thuyết với các phái đoàn của các nước. Mình như những học sinh non nớt, vừa thương thảo vừa học hỏị Họ hỏi tới đâu mình trả lời tới đó. Tự học lấy kinh nghiệm trong lúc đàm phán...".

    Nhìn vào sự "tương quan lực lượng" giữa 2 bên của bàn "đàm phán", bất kỳ ai có một bộ óc bình thường cũng đều nhận thấy khoảng cách biệt qúa bao la, cảm nhận ngay được bên nào thu lợi và bên nào bị thiệt hại. Hoàn cảnh nầy giống như một đứa trẻ ở lớp mẫu giáo làm đại diện để bênh vực cho quyền lợi của thân chủ trước tòa phải tranh cải với một luật sư dạn dày kinh nghiệm, khôn khéo và hùng biện đại diện cho bên đối phuong. Phần thắng mọi người đều biết chắc là sẽ thuộc về bên nào rồi.
    Hậu qủa của sự dốt nát, vì "chưa có kinh nghiệm, vừa đàm phán vừa học hỏi" như ông Vũ Khoan cho biết, nên những hợp đồng ký với các công ty nước ngoài đều bị gạt; những hiệp ước ký với các nước đều bị lừa: Vụ mua máy bay quân sự, tàu ngầm của Nga bị lừa đến hơn 500 triệu Mỹ Kim, vụ mua máy bay hành khách tầm xa nhưng trang bị động cơ tầm ngắn, vụ bồi thường 5 triệu Euro cho tổ hợp luật sư ở Ý, vụ Phạm Văn Đồng ký giấy "nhường" quần đảo Hoàng Sa cho Chu Ân Lai, vụ ký Hiệp Định Về Lãnh Thổ và Lãnh Hải với Tàu làm mất bao nhiêu đất và bao nhiêu biển....Tất cả những thiệt thòi, mất mát và những di hại lâu dài về sau do CSVN gây ra dân tộc mình phải cui đầu, cam chịu gánh mọi hậu qủa.

    Kể từ năm 1954, thời điểm CSVN nắm quyền ở miền Bắc và 31 năm thống trị miền Nam, đến nay là 52 năm. Trong 52 năm dài cai trị sắt máu đó, Hồ Chí Minh và đám đàn em biến nước Việt Nam thành phòng thí nghiệm, và người Việt Nam bị biến thành những con vật cho những thí nghiệm dỡ hơi, mất nhân tính của họ : Giết gần triệu người trong chương trình Cải Cách Ruộng Đất để rồi Hồ Chí Minh phải khóc lóc nhận lỗi lầm trước người dân miền Bắc; tiêu diệt và nô lệ hóa giới trí thức miền bắc qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm; chính sách Cải Tạo Thương Nghiệp và Đánh Tư Sản Mại Bản ở miền Nam, Hợp Tác Xã Nông Nghiệp, 10 năm sa lầy và nướng 5 vạn thanh niên trong "nghĩa vụ quốc tế " ở Campuchia....đều được đám lãnh đạo đảng CSVN gần đây công nhận là sai lầm cả. Hết sai lầm nầy đến sai phạm khác, hết thất bại nầy đến thất bại kia, thế nhưng, họ vẫn tiếp tục "được nhân dân tín nhiệm" để "tiếp tục hy sinh" lãnh đạo đất nước. Cứ mỗi lần thất bại thì lo việc "sửa sai", hay chờ đến Đại Hội Đảng đẻ ra "Mô Hình Quản Lý và Phát Triển" mới và đưa những chuyên viên cở như loại "mù tịt, hoàn toàn không có trình độ học vấn, vừa đàm phán vừa học hỏi..." mang tương lai của đất nước và dân tộc ra tiếp tục làm một cuộc thí nghiệm mới.

    Sỡ dĩ nước Mỹ và các nước dân chủ trên thế giới giàu mạnh, có một xã hội bình đẳng là nhờ có môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng về chính trị, có những người lãnh đạo biết tự trọng và liêm sỉ. Một khi họ phạm phải lỗi lầm trong việc quản trị quốc gia, thì tự nguyện đứng qua một bên cho người khác, đảng khác có khả năng hơn thay thế họ; nếu cứ lì lượm cố bám lấy quyền hành thì tới lúc bầu cử cũng bị cử tri cho đi chổ khác chơi. Thành qủa đạt được của giới lãnh đạo trong nhiệm kỳ qua được coi như một bằng chứng hùng hồn và đáng tin cậy nhất để người dân có quyết định, qua lá phiếu, chọn giữ lại hay phải ra đi để người cho người có khả năng hơn thay thế vào vai trò lãnh đạo.

    Ở Việt nam bây giờ thì sao? Bất hạnh thay, 82 triệu người Việt Nam không có cơ hội bình thường nhưng rất thiết tha đến độ tội nghiệp đó: Tập đoàn lãnh đạo Hà Nội không có sự tự trọng và liêm sỉ tối thiểu, và người dân Việt Nam hoàn toàn bị tướt đoạt cái quyền chọn người xứng đáng hơn, có khả năng hơn để lãnh đạo quốc gia.

    Xét cho cùng, người Cộng Sản Việt Nam là những thực tập viên vô cùng kiên nhẫn. Hơn 52 năm dài với bao nhiêu thất bại chồng chất nhưng họ vẫn còn đam mê, miệt mài trong việc dùng đất nước và dân tộc để tiếp tục thí nghiệm những "Mô Hình" mới của họ. Đằng sau hai chữ "kiên nhẫn" kia là tâm địa gian ác của CS: Sống chết mặt dân, đảng CSVN chỉ biết tiền và quyền.

    Trương Việt Hoàng
    Trich tu:
    http://daivietquocdandang.com/thunghiem1.htm

    ReplyDelete