Wednesday, April 1, 2009

Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố “độc lập” để rồi hàng năm vào cái ngày tối tăm đó đất nước mình dẫu đói nghèo vẫn phải oằn mình tổ chức “quốc khánh” rình rang tốn không biết bao nhiêu là tiền của, phô diễn cờ hoa rợp trời, quan chức đua nhau đọc diễn văn với các bữa tiệc xa xỉ vô tội vạ, cùng lúc đó thì hàng triệu người khác đang còng lưng trên những cánh đồng cằn cỗi với cái bụng đói meo, tất cả chỉ với một mục đích ca ngợi sự vẽ vang của Đảng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp dành “độc lập” cho dân tộc.

Nhưng giờ đây nhân loại đã bước vào kỹ nguyên tin học với tốc độ truyền tải thông tin vô cùng khủng khiếp mà chắc chắn ông Hồ không thể nào tưởng tượng nỗi , người Việt Nam giờ có thể dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều “thông tin ngoài luồng”, nhiều anh chị mặt đỏ bừng bừng khi vô tình đi lạc vào một “website phản động” nào đó , một người bạn cũ còn kín đáo gởi tin nhắn vào blog của tôi với nội dung như sau: “lâu rồi mới vô đọc blog của mi, phản động quá, tau không có đủ can đảm để đọc hết bài nữa, lo học đi mi, việc nước đã có nhà nước lo ”. Và nhiều lần tôi đã cố giải thích cho bạn tôi hiểu rằng thực ra sau mùng 2 tháng 9 năm 45 nước ta không hề có độc lập , đó chỉ đơn giản là việc thay thế Chủ Nghĩa Thực Dân bằng Chủ Nghĩa Cộng Sản, mà chính ông Hồ là tay sai và lá cờ đỏ sao vàng mà ông ta mang về ngang nhiên bay trên bầu trời nước ta từ đó. Bài học năm xưa, lợi dụng người dân ít học ông Hồ đã khéo léo che đậy Chủ nghĩa Cộng Sản bằng cách kích động lòng yêu nước, bao nhiêu triệu người đã bỏ lại tuổi thanh xuân trong cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” , chữ “cứu nước” là chữ linh thiêng nhất của Dân Tộc chúng ta vì nó gắn liền với suốt chiều dài lịch sử của Dân Tộc. Vì hai chữ đó người Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả.

Nhưng than ôi, tất cả đã bị lừa và ngày hôm nay vẫn tiếp tục bị lừa. Dân tộc ta đâu thiếu người tài, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Huỳnh Phú sổ , ... nhưng chỉ có Hồ Chí Minh là người gặp thời, thời của quỷ, chính xác là thời “quỷ đỏ” lộng hành, với tham vọng nhuộm đỏ cả địa cầu. Chúng ta hãy tưởng tượng xem nếu như ngày hôm nay khắp hoàn vũ này nước nào cũng bị áp bức bởi Chủ Nghĩa Cộng Sản thì sẽ ra sao ? Xin thưa tất cả hơn 6 tỷ người sẽ sống trong “ thế giới đại đồng”, lúc đó kinh đô ánh sáng Paris sẽ tăm tối như Bắc Hàn, và người dân Newyork cũng sẽ chèo thuyền đánh cá trên phố giống như Hà Nội của chúng ta. Tất cả sẽ bình đẳng, ai sinh ra cũng đói khổ như nhau, ai cũng mất nhân quyền như nhau, cũng được Đảng nhồi sọ như nhau, sẽ không còn ai ganh tỵ ai, tất cả sẽ không còn đấu tranh, cứ như thế sinh ra làm nô lệ, không chết vì già thì cũng chết vì kiệt sức. Đó là viễn cảnh một trái đất màu hồng của máu và nước mắt.

Chính vì hiểu được hiểm họa đó nên nước Mỹ với vai trò là một siêu cường có trách nhiệm phải đi tiên phong lãnh đạo các nước khác trong việc chặn đứng sự bành trướng của khối Cộng Sản trên thế giới, thế nên việc “ngụy Hồ” kêu gọi “chống Mỹ cứu nước” trên thực chất phải được hiểu đúng đắn là chống Mỹ cứu Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chỉ có người dân quê thật thà chất phác là mù quáng tin theo những khẩu hiệu ngụy tạo đó, và có lẽ nếu tôi sinh ra dưới xã hội miền Bắc vào thời đó tôi cũng sẽ yêu nước mù quáng, sẽ cầm súng đi đánh Mỹ, sẽ nuôi giấu cán bộ, sẽ liều chết trong các cuộc xung phong, và nếu không bỏ mạng thì sẽ may mắn được sống cuộc sống ‘hòa bình” với tay cụt, chân cụt , đang ngồi chờ khách bơm xe ở dọc đường, hay về nhà đi cày với mảnh ruộng bé hơn hồi còn chiến tranh, vì hòa bình rồi thì người ta biến nó thành sân gôn hay các khu rì sọt để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, rồi đời sống quá khổ, quá oan ức tôi cũng sẽ đi khiếu kiện như bao người khác, tôi sẽ kêu “thủ tướng ơi cứu dân ”, “ quốc hội ơi cứu dân”, đến một lúc kêu hoài chúng nó không nghe thì có khi với bản tính ngông cuồng cộng với việc hết đường sống , tôi lại đánh bom cảm tử cũng nên . . . Chính vì thế nên tôi muốn nói rằng nếu không có lá cờ đỏ của ông Hồ mang về thì sẽ không có quá nhiều bi kịch trên đất nước như ngày hôm nay. Tất nhiên lịch sử không bao giờ nói nếu.

Và ngày 30 tháng 4 năm 1975, là ngày mà triệu người vui, triệu người buồn, nhưng triệu người vui kia thì cũng mếu máo không lâu sau đó. Từ đây nửa nước Việt Nam tự do đã chìm vào biết bao nhiêu khổ đau mà kể cho hết. Vết thương lịch sử này ngoài trách nhiệm của người Việt, cũng không thể không nhắc đến việc Mỹ đã phản bội đồng minh , vì cục diện chính trị lúc đó và vì chiến lược lâu dài, Mỹ đã để cho màu đỏ của máu loang lổ trên khắp miền Nam sau khi ký kết hiệp định Paris 1973, hiển nhiên Mỹ không thể thả nổi cho khối Cộng Sản bành trướng sang đến Mỹ nhưng ở một chừng mực nào đó vì lợi ích của nước Mỹ được cân nhắc kỹ càng thì Mỹ sẳn sàng thỏa hiệp với Cộng Sản cho dù thỏa hiệp đó sẽ giết chết hàng triệu người hay cả một dân tộc khác. Gần đây nhất trong bộ phim “Việt Nam Việt Nam “ của đạo diễn John Ford được công bố sau 37 năm bị giấu kín, thượng nghị sĩ Ronald Reagan đã thừa nhận ".. chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ , cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thệ hệ sinh tại Viêt Nam về sau." Mỹ đã thua Cộng Sản trên chiến trường Việt Nam, nhưng trên chiến trường thế giới thì Mỹ đang thắng sau khi một loạt khối Cộng Sản Đông Âu và Nga Xô xụp đổ , đến trong tương lai gần thì Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Cộng cũng sẽ chịu chung số phận với ông tổ của chúng mà thôi.

Biết chắc chắn là Cộng Sản phải đến hồi suy vong nhưng cái hậu quả của nó để lại sau 33 năm hà hiếp dân tộc mới ghê gớm thay, biết bao nhiêu năm nữa mới phục hồi được môi trường sống đang bị phá hoại, bao nhiêu năm nữa mới cải thiện được nòi giống đang ngày một bệnh hoạn, và bao nhiêu năm nữa mới làm sáng lại đạo đức nhân phẩm của người Việt khi ngày một băng hoại. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng, tiếc cho cơ hội được sống tự do hạnh phúc của người Việt đã vỡ tan tành, tiếc cho những ai chưa từng và đã từng được “ghé bến sài gòn, là nơi du khách dập dồn từ 5 châu tới viếng thăm thủ đô, dòng sông chen chúc tàu đò , ngựa xe buôn bán hẹn hò , người dân no ấm sống đời tự do”, tự do thì đã mất ,tiếc nuối cũng đã muộn, mong sao con cháu thế hệ sau sẽ khắc cốt ghi tâm bài học của một nước nhược tiểu phải gánh chịu.

Sau mùng 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ đã đưa đất nước vào con đường khánh kiệt với những cuộc chết chóc triền miên chỉ vì ích kỷ thủ đắc riêng cho cái bản ngã đầy ắp tính man rợ của Quốc Tế Cộng Sản. Ở thời chiến thì người dân chết theo kiểu của thời chiến, nay thời bình thì chết theo kiểu thời bình, ví như giết “cường hào ác bá” trong cuộc cải cách ruộng đất, thảm sát hàng ngàn người dân vô tội ở Huế trong trận Mậu Thân, hay trên đại lộ kinh hoàng Việt Cộng đã hả hê mở một bửa tiệc thịt người khi nả đại pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly vào người dân Quảng Trị đang rồng rắn kéo nhau dài hàng chục kilômét vào Huế để lánh nạn Cộng Sản, còn giờ đây thì người dân mất đất mất ruộng đói mà chết, ra đường sập hố ga hay xe đụng mà chết , ăn uống ngộ độc mà chết , đi làm giấy tờ bị hành lên hành xuống tức mà chết ...v .v..v rất nhiều kiểu chết và cứ ở đâu có Cộng Sản thì ở đó có phi lý, có bất công, có mùi tanh của máu, có xú uế của xác người nên người ta còn gọi cờ đỏ sao vàng với một cái tên dễ nhớ khác : Cờ Máu.
Ngày hôm nay vui mừng lắm khi ngày càng có nhiều người trẻ yêu nước chống Cộng quyết liệt, nhiều người không chống Cộng nhưng cũng yêu nước quyết liệt, nhưng tất cả nên là những người chịu khó tìm hiểu lịch sử trước đã .

Hãy nhìn xem cả thế giới đều rùng mình khi nghe nhắc đến Chủ Nghĩa Cộng Sản, và Quốc Tế Cộng Sản bị toà án thế giới lên án với tội ác chống lại hòa bình thế giới, tội ác chiến tranh, và tội ác chống lại con người. Những năm gần đây người Trung Quốc tự do đã ra mắt tác phẩm Cửu Bình ( 9 bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc) , tác phẩm đã phơi bày những tội ác những cuộc giết người man rợ mà Trung Cộng đã gây ra và vạch trần bản chất lưu manh tà giáo, phản con người, phản vũ trụ của Chủ Nghĩa Cộng Sản , người đọc sẽ không khỏi kinh hoàng và thương cảm cho dân tộc Trung Hoa luôn vổ ngực xưng hùng xưng bá giờ đây thê thảm đến như vậy, thật là khủng khiếp khi nhận được con số thống kê của thời báo Đại Kỷ Nguyên từ ngày 3 /12/2004 cho tới nay 13/3/2009 chỉ vỏn vẹn 4 năm 3 tháng mà đã đã có 51.193.607 người ký tên ủng hộ việc dẹp bỏ Đảng Cộng Sản, tính ra trung bình một ngày gần 10 ngàn người thức tỉnh, điều đó như như báo trước cái chết của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên đất nước Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian. Còn ở Nga từ sau năm 1991 đã thay lá cờ búa liềm bằng lá cờ ba sọc trắng xanh đỏ có từ thời Nga Hoàng , những tượng đài Lênin đã bị tháo bỏ, viện Lênin nay đã đổi tên là Medical Biological Technologies, và nước Nga đã có kế hoạch sẽ mai táng cái xác ướp Lênin vào năm 2010, trong khi ở Việt nam thì trẻ con cứ thắc mắc rằng “ ông Lênin ở nước Nga , sao ông lại đứng vườn hoa nước mình ...” , tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, hội họa, văn thơ , phim ảnh, âm nhạc ... “trăm hoa đua nở” thỏa sức vạch trần tội ác Cộng Sản cho người dân được biết, người ta cũng đã đưa tội ác của chủ nghĩa cộng sản vào chương trình giáo dục học đường và rất nhiều lần trong những tiết học các em bé đã phản đối kịch liệt vì cho rằng làm sao mà con người có thể đối xử với nhau còn tệ hơn cầm thú như thế được ?! Thầy giáo chỉ biết nhăn mặt mỉm cười, đã qua rồi các em yêu mến ! qua rồi “thời đại của những lời nói dối tuyệt vời” .

Tôi nêu lên những điều này vì muốn nói rằng xã hội Việt Nam rồi cũng sẽ phải trãi qua những giai đoạn y như thế, lá cờ vàng ba sọc đỏ chắc chắn sẽ lại tung bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam, quốc ca sẽ không còn “xây xác quân thù”, lăng Hồ Chí Minh sẽ bị phá bỏ , tiền Việt Nam sẽ phải có hình hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo .v.v.. tất cả 64 tỉnh thành mỗi tỉnh sẽ có một viện bảo tàng tội ác Cộng Sản, cả Dân Tộc sẽ bừng tỉnh, cả Dân tộc sẽ xót xa đau đớn chen lẫn hạnh phúc trước quá nhiều sự thật sẽ được phơi bày, tất cả sẽ phải tiếp tục đấu tranh lâu dài và gam go trước là để lập lại trật tự xã hội, sau là để hoàn thiện dần dần nền dân chủ mà những nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản đã bỏ quá xa rồi. Càng nhìn lại lịch sử rồi đối chứng với hiện tại thì tôi lại càng căm phẫn tột cùng, khi gần 40 000 người Việt Nam đã hi sinh dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến biên giới với Trung Cộng vào những năm 79, để rồi hôm nay vì quy phục quan thầy Bắc Kinh mà những hy sinh mất mát đau thương đó trở thành đề tài cấm kỵ trên tất cả các phương tiện truyền thông trong nước, học sinh thì không được học, sử gia thì không được đào sâu phân tích, nhà văn nhà thơ thì không được tự do xuất bản, ngay đến cả những người đồng đội anh dũng năm xưa, giờ đây cũng chỉ dám “đặt vòng hoa trong tâm tưởng”. Trong khi đó lại có đến 40 nghĩa trang “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ Trung Quốc” trên đất nước Việt Nam . Tác phẩm Ma Chiến Hữu của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn viết về cuộc chiến biên giới 1979, được phát hành trong nước với lời giới thiệu của nhà xuất bản như ca tụng về chủ nghĩa anh hùng của những người lính Trung Quốc đã xâm lược giết hại người dân Việt Nam. Và gần đây với “Vụ án Bôxít ” Trung Cộng đã âm thầm hủy diệt môi trường sống của người Việt đồng thời ngang nhiên đưa hàng ngàn công nhân chiếm đóng Tây Nguyên và những công nhân đó sẳn sàng cấm súng bất kỳ lúc nào, và tôi dám chắc rằng một ngày rất gần đây thôi chúng ta sẽ được nghe phát ngôn bộ ngoại giao Việt Cộng Lê Dũng hùng hồn lên tiếng “ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với TÂY NGUYÊN ”, rồi cũng giống như Hoàng Sa Trường Sa , Vịnh Bắc Bộ , Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc mà thôi , việc của báo chí thì cứ lu loa khẳng định chủ quyền, còn việc mất đất mất biển là chuyện quốc gia đại sự nên chỉ một mình Đảng biết Đảng giải quyết.

Nói như thế để thấy rõ bản chất vong nô của Việt Cộng và bản tính bá quyền lưu manh của Trung Cộng, dù chúng nó thân thiết với nhau hay chúng nó quay sang đánh nhau thì chỉ có nước mình nhiễm độc, nước mình mất, dân mình khổ, dân mình chết thôi, chứ nhà nó vẫn to, xe nó vẫn sang, trương mục ngân hàng vẫn kếch xù từ sức lao động của nhân dân, và dù bè lũ chính trị bộ có chạy theo Tàu hay theo Mỹ đi nữa nhưng chắc chắn rằng không có tên nào theo Dân Tộc mình, đối với chúng là nước Tàu hay nước Việt Nam có khác gì nhau, Tố Hữu đã báo trước rồi mà : “bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”.

Tôi biết nói những điều này với những người đã bị Đảng nhồi sọ quá lâu sẽ bị họ đấu tố là việt gian phản động, họ sẽ dùng những lý lẽ như nhờ ơn “bác” ơn Đảng mà mới có ngày hôm nay độc lập tự do hạnh phúc, nhưng việc tôi sinh ra và lớn lên dưới lá cờ đỏ sao vàng không có nghĩa là nhờ lá cờ đó mà tôi được sống được học tập... , mà đúng ra vì “nó” mà tôi phải mất đi rất nhiều thứ vốn dĩ là quyền cơ bản của một con người. Nói dễ hiểu cũng giống như việc người ta nuôi nhốt những con chim từ lúc nó lọt lòng, khi lớn lên nó sẽ quanh quẩn với cái lồng , sống với “tư tưởng ăn ỉa có người dọn” trong khuôn khổ của cái lồng, được quyền tự do hót nhưng thường thì khi từ nhỏ người ta sẽ dạy cho nó hót những câu “đúng đắn và lặp đi lặp lại ” đại loại như “líu lo líu lo , Vì Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa - vì lý tưởng của bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng” hay “ huýt , huýt , vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh”... , những chú chim hót hay này sẽ được người ta cho hưởng những đặc quyền đặc lợi , thức ăn ngon, chổ ở đẹp .... Còn tất nhiên biện pháp tốt nhất dành cho những con chim suốt ngày gào thét “két két , tự do , dân chủ , nhân quyền ” điếc tai thì sẽ bị đưa vào những “chuồng cải tạo ” với những tội danh rất lạ tai như “Phản động” “thế lực thù địch” “chống phá nhà nước XHCN” “âm mưu diễn biến hòa bình” .... và cải tạo đến chừng nào chịu hót đúng bài thì thôi, còn không thể cải tạo thì tìm mọi cách loại bỏ khỏi đời sống của loài chim. Cũng vì hoàn cảnh sống trong lồng tù túng cứt cơm lẫn lộn như thế, nên khi nghe thấy những chú chim khác hót ca kể về đời sống văn minh của loài chim tự do, nhiều chú chim trong lồng rất hoang mang không biết có thật mình đã bị đánh lừa suốt quãng đời qua không ? dù sao may mắn thay cho nòi giống của loài chim vẫn còn nhiều những con chim đại bàng khao khát tự do, phá cũi xé lồng oai hùng tung cánh tìm về với bầu trời xanh lơ. Này bạn tôi ơi ! đất nước mình có độc lập không khi đất nước bị lèo lái bởi những thái thú của Tàu Cộng, tự do là gì khi đến lòng yêu nước cũng bị tước đoạt, và hạnh phúc ở đâu khi hàng chục triệu người trên đất nước mình vật lộn kiếm ngày 2 bữa ăn không nỗi.

Khi nhìn thấy các mẹ các chị cầm cờ đỏ ảnh “bác” đi khiếu kiện, thấy sinh viên học sinh yêu nước mang cờ đỏ đi biểu tình chống Tàu Cộng, thấy các anh lính gìn giử tổ quốc nơi biên ải xa xôi hay trên các vùng hải đảo mang theo lá cờ đỏ sao vàng, tôi đã thốt lên, các anh ơi ! các chị ơi ! các mẹ ơi ! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc.

***
Đài Loan 13/3/2009
- Viết cho “bác” ở dưới địa ngục để báo cho “bác” biết dù tôi đã bị Đảng của “bác” nhồi sọ suốt 2 chục năm nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo.
- Viết cho dì của tôi đang vất vã kiếm kế sinh nhai nuôi đàn con nhỏ.
- Viết cho dượng của tôi đang ngày đêm canh giữ trên hòn đảo Trường Sa “còn sót lại”.
- Viết cho anh chị tôi đang hăng hái dấn thân “vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”.
- Viết cho bạn tôi tốt nhiệp đại học loại khá, thất nghiệp, đóng tiền nhà thì hết tiền ăn, muốn ăn thì hết đóng tiền nhà .
- Cũng viết cho bạn tôi, con một gia đình quan chức giàu có nhưng đang sống mất phương hướng trong xã hội lộn ngược này.
- Và viết cho thằng em tội nghiệp của tôi đang ngồi trên ghế nhà trường, miệng đọc ê a, mặt mày ngơ ngác.
...
Lê Trung Thành.
Sinh viên du học nghành kiến trúc

7 comments:

  1. Thảm Kịch “Nhân Văn Giai Phẩm”
    [Kính dâng hương hồn các nạn nhân dưới chế độ độc tài toàn trị]

    Đúng 50 năm trước, khi tấn thảm kịch Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), 1953-1956 vừa hạ màn, để lại cả một vùng nông thôn tan hoang đầy tang thương trên miền Bắc vì trận bão diệt chủng rợn người với 172008 nạn nhân (1), thì cũng bắt đầu một tấn thảm kịch khác có tên là “vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm”! Lần này, nạn nhân phần lớn là những trí thức, văn nghệ sĩ có khát vọng tự do dân chủ và đầu óc suy tư độc lập. Cả thảm kịch trước cũng như thảm kịch sau đều do các lãnh tụ Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam đạo diễn và đều khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử mấy ngàn năm của Đất Nước ta.
    Về cuộc CCRĐ, chúng tôi đã từng có dịp nói đến, hôm nay xin kể lại với bạn đọc về “vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm”.

    Bối Cảnh Chung.
    Trước hết, chúng tôi xin nói sơ qua bối cảnh chung của miền Bắc hồi giữa Thập Niên 50 Thế Kỷ trước để bạn đọc ngày nay dễ hiểu được nguyên nhân của trào lưu tư tưởng đòi tự do trong sáng tác văn nghệ cũng như đòi mở rộng dân chủ trong xã hội hồi đó.
    Sau Hiệp Định Genève và nhất là sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tiếp thu miền Bắc từ tay quân đội Pháp trao trả thì một tâm trạng khao khát được tự do, nhất là tự do sáng tác, tự do suy tư nổi lên trong trí thức, văn nghệ sĩ đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời chiến tranh, chính trị được coi là “thống soái” nên Cán Bộ Chính Trị tha hồ kiểm duyệt sáng tác của trí thức, văn nghệ sĩ, từ câu văn, cấu trúc, văn phong cho đến nội dung tư tưởng. Mà than ôi, trình độ của Cán Bộ Chính Trị hồi đó quá thấp, mà lại thường kênh kiệu về cái vai trò “thống soái” của mình, họ coi thường trí thức văn nghệ sĩ là “tạch tạch sè” (tiểu tư sản) thậm chí là “đại biểu tư tưởng tư sản”. Trong chiến tranh, trí thức, văn nghệ sĩ kháng chiến phải ép mình chịu đựng tình cảnh đó, nhưng khi hoà bình đã được lập lại rồi thì họ muốn được nới rộng tự do hơn, ít nhất là trong sáng tác: Ai mà không thấy xót xa đau đớn khi những “đứa con tinh thần” của mình bị cắt xén vô tội vạ! Đấy là tâm trạng chung của trí thức văn nghệ sĩ kháng chiến hồi đó.
    Còn tâm trạng của dân chúng, đặc biệt là dân chúng sống trong vùng trước đây bị Pháp chiếm, là nỗi khiếp sợ bị thành kiến là dân vùng địch, bị trả thù, bị đấu tố như trong CCRĐ, khiếp sợ chế độ đăng ký hộ khẩu rất ngặt nghèo, lo sợ bị bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, bị “mất đạo”, “mất Chúa” .... Chính vì thế, một làn sóng di cư ào ạt đã nổi lên lôi cuốn cả một triệu người bỏ nhà cửa, bỏ ruộng vườn chạy vào Nam.

    Sự Đời Éo Le.
    Trong bối cảnh đó, hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ đảng viên trong quân đội gồm có Trần Dần, Tử Phác, Đỗ Nhuận (về sau Đỗ Nhuận sớm xin rút lui) đã gặp Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị, Uỷ Viên Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN) Nguyễn Chí Thanh để đề nghị “cải tiến công tác văn nghệ trong quân đội”. Khi trình bày về những can thiệp quá đáng của Cán Bộ Chính Trị đối với các tác phẩm thì Trần Dần đã kết luận “xin trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”. Chính cái câu nói đó làm cho Nguyễn Chí Thanh và những người Lãnh Đạo Văn Nghệ, đứng đầu là Tố Hữu, buộc tội cho nhóm văn nghệ sĩ này là “Phủ Nhận Sự Lãnh Đạo Của Đảng”, là “Tư Tưởng Tự Do Tư Sản Phản Động”. Khốn nỗi, hồi đó, Trần Dần lại đang gặp phải bi kịch lớn trong đời riêng: Anh yêu một cô gái Hà Nội (bị coi là dân vùng tạm chiếm), mà lại là một Giáo Dân Công Giáo, lại được uỷ quyền cho thuê mấy ngôi nhà (mà chị đã tự nguyện giao lại cho Chính Quyền Thành Phố). Dưới con mắt đầy cảnh giác của Đảng hồi đó, Trần Dần bị nghi ngờ là đã “sa lưới địch”, bị “trúng viên đạn bọc đường” của Tư Sản. Tổ chức Đảng không đồng ý cho Trần Dần kết hôn với người yêu nhưng nhà văn vẫn cứ sống với chị ấy. Lại thêm một chuyện nữa, hồi tháng 3 năm 1955, có cuộc phê bình tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Trong lúc đám nịnh thần tâng bốc thơ Tố Hữu lên mây thì Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hoàng Yến, Trần Dần ... lại dám nói đến mặt yếu kém của thơ Tố Hữu. Trần Dần nhận xét thơ của Tố Hữu là “nhỏ bé, nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại” và “Tố Hữu mắc sai lầm thần thánh hoá lãnh tụ” .... Hồi đó mà dám phát ngôn như thế về thơ của người Lãnh Đạo Văn Nghệ đầy quyền uy thì thật là quá bạo. Vì thế, một loạt bài báo đả kích những người đã dám phê bình thẳng thắn, tiếp theo là một loạt buổi họp “kiểm thảo” (nói theo từ ngữ thời ấy, có nghĩa như hạch hỏi, truy đấu) với những lời buộc tội rùm beng, dẫn đến việc Trần Dần và Tử Phác bị bắt giam ....
    Khi Trần Dần còn bị câu lưu, đầu năm 1956, một số nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao, Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn T‎ý ... chủ trương ra tập “Giai Phẩm 1956”, sau này gọi là “Giai Phẩm Mùa Xuân”, do nhà xuất bản Minh Đức ấn hành. Trong tập đó, đáng chú ý có các bài “Chống Công Thức”, “Ông Bình Vôi” của Lê Đạt, “Cái Chổi Quét Rác Rưởi” của Phùng Quán và bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần (của đáng tội, Trần Dần không hay biết gì việc đưa bài của mình vào Giai Phẩm). “Giai Phẩm Mùa Xuân” mới ra liền bị thu hồi.
    Sau ba tháng bị giam, Trần Dần và Tử Phác được thả ra. Nhưng chỉ vì một vài câu thơ trong bài “Nhất Định Thắng”, như ... “Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ” và ... “Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người/Người vẫn thường hốt hoảng trước tương lai”, mà Trần Dần bị “đánh” rất mạnh, bị đem ra “luận tội” (chữ của Hoàng Cầm) là “bôi đen chế độ”, “xuyên tạc thực tế tốt đẹp của miền Bắc”, là “phản bội” ....

    Vươn Tới Tự Do.
    Hồi năm 1956, tình hình thế giới cũng như trong nước có thêm những nhân tố kích thích lòng hăng hái phát biểu của các công dân có đầu óc suy nghĩ và có ý thức trách nhiệm xã hội. Đó là ảnh hưởng lớn lao của việc Đại Hội 20 ĐCS Liên Xô (tháng 2/1956) vạch trần những sai lầm (nói đúng hơn là tội ác) trầm trọng của Stalin, ảnh hưởng của phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của ĐCS Trung Quốc đưa ra tháng 5/1956 (hồi đó ít ai biết đó là trò ma giáo của Mao Trạch Đông và ĐCS Trung Quốc nhằm đánh bẫy những người bất đồng chính kiến cho họ xuất đầu lộ diện để sau này dễ bề tiêu diệt họ) và tiếng vang của Hội Nghị Trung Ương ĐLĐVN (tức là ĐCS) tháng 9/1956 chính thức thừa nhân những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và đưa ra nhiệm vụ “Sửa Sai”.
    Vì thế, mặc dù “Giai Phẩm Mùa Xuân” bị thu hồi, nhưng đến tháng 8/1956 “Giai Phẩm Mùa Thu” tập I vẫn cứ ra, rồi tiếp theo là tập II. Trong tập I có những bài khá thẳng thắn, như “Bệnh sùng bái cá nhân trong giới Lãnh Đạo Văn Nghệ” của Trương Tửu, “Bức thư gửi một người bạn cũ” của Trần Lê Văn và đặc biệt là bài báo bộc trực “Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ” của Phan Khôi. Tờ báo tư nhân duy nhất còn lại từ thời Pháp chiếm đóng, báo “Thời Mới” của Hiền Nhân, đã coi bài này của cụ Phan là “quả bom tạ nổ giữa Hà Thành”.
    Đến ngày 20/9/1956, báo “Nhân Văn” ra số 1, có ghi rõ tên người chủ nhiệm Phan Khôi, thư ký toà soạn Trần Duy. Ngay trên trang đầu, toà soạn đã tuyên bố rõ ràng: “... báo “Nhân Văn” đứng dưới sự lãnh đạo của ĐLĐVN, theo chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần thực tiễn, để xúc tiến công cuộc củng cố miền Bắc, thống nhất nước nhà, để đi đến thực hiện chủ nghĩa xã hội, theo như ý muốn của Đảng cũng là ý muốn của nhân dân cả nước” (nguyên văn). Trong số 1 có một bài ngắn mang tựa đề: “Ý kiến của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Giáo sư đại học”, trong đó ông Tường trình bày ý kiến thẳng thắn về mở rộng tự do và dân chủ. Một bài khác với tựa đề: “Chống bè phái trong văn nghệ” của Trần Công với lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự, tác giả dám đề cập đến sự độc đoán của nhóm Lãnh Đạo Văn Nghệ. Chắc bài này đã “chạm nọc” một số Quan Chức Văn Nghệ hồi đó. Một bài thơ của Lê Đạt nhan đề “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” với câu “Phải hiểu, phải yêu, phải quý trọng con người”. Đặc biệt nhất trong số 1 là bài ký dài của Hoàng Cầm, với tựa đề: “Con Người Trần Dần”, đã kể lại bi kịch tình yêu của Trần Dần, việc Trần Dần đã hai lần bị bắt và có lần đã tự cắt cổ mình, những lần bị “kiểm thảo” vì bài thơ “Nhất Định Thắng” của ông. Qua bài ký đó, Hoàng Cầm đã hé tấm màn bí mật về sự đàn áp tự do tư tưởng, tự do sáng tác. Một bức ký hoạ của Nguyễn Sáng vẽ chân dung Trần Dần với vết thương chéo ngang cổ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
    Trong ngày báo “Nhân Văn” ra mắt số đầu tiên, cả Hà Nội nhốn nháo, sôi động, người người truyền tin cho nhau, rộn ràng chạy đi tìm mua báo, và số báo hôm đó “bán chạy như tôm tươi”. Nhiều người mua hai, ba số để gửi cho bạn bè các nơi khác. Tờ báo mới ra đời đã gây dư luận xôn xao ở Hà Nội, rồi lan xuống Hải Phòng, Nam Định và truyền đi nhiều nơi khác.

    Phản Pháo Của Đảng.
    Năm ngày sau, 25/9/1956, báo “Nhân Dân” của Đảng tung ra một bài dài của Nguyễn Chương, phó trưởng ban tuyên huấn trung ương, cố tình ghép tội chính trị cho báo “Nhân Văn” là “muốn nhân việc phê bình Lãnh Đạo Văn Nghệ hẹp hòi, mệnh lệnh mà làm cho người ta tưởng rằng toàn bộ sự lãnh đạo của ĐLĐVN và toàn bộ chế độ chính trị ở miền Bắc là độc đoán, độc tài, chà đạp con người, không có nhân văn” (nguyên văn). Những ngày sau, các báo khác của Đảng đồng loạt đăng nhiều bài phê phán kịch liệt “Nhân Văn” với giọng điệu giống nhau, với lời buộc tội tương tự: Báo “Nhân Văn” đánh vào đảng lãnh đạo, đánh vào chế độ.
    Nhưng những bài trên Báo Chí “Chính Thống” thường quá nhiều chất “lưỡi gỗ”, kém tính thuyết phục đối với đông đảo dân Hà Nội, vì họ cảm thấy bằng kinh nghiệm bản thân là báo “Nhân Văn” nói thật. Ai chứ những ông Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo ... thì chẳng lạ gì với dân Hà Nội và họ thành thực có cảm tình. Vì thế, dù bị Công An doạ dẫm, các Cán Bộ Đảng ở cơ sở răn đe, nhiều trí thức, sinh viên, giáo viên vẫn cứ công nhiên cổ động cho báo “Nhân Văn”, phản bác lại những điều báo Đảng viết. Hăng nhất là sinh viên, nơi các Giáo sư Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường giảng dạy.
    Một hiện tượng nữa cho thấy ảnh hưởng của “Nhân Văn - Giai Phẩm” đối với thanh niên là hồi đó họ thường ngâm nga, như lời cửa miệng, mấy câu thơ nổi tiếng “Đem bục công an/đặt giữa trái tim người/Bắt tình cảm ngược xuôi/Theo luật đi đường nhà nước” (Lê Đạt), “Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ” (Trần Dần). Tôi còn nhớ một chuyện làm dư luận ở Hà Nội hồi đó rất phẫn nộ, là theo lệnh “trên”, Sở Báo chí của Thủ Tướng Phủ đã phái Cán Bộ của Sở, tên là Thiết Vũ, đưa một bài phê phán báo “Nhân Văn” đến cho tờ “Trăm Hoa” và yêu cầu đăng. Chủ bút Nguyễn Bính không chịu nhận bài. Thiết Vũ nài ép không được, thế là anh chàng vũ phu kia đã hành hung nhà thơ. Dư luận phản đối ầm lên một dạo.

    Đàn Áp Khủng Bố.
    Vượt qua bao khó khăn do Nhà Cầm Quyền gây ra, báo “Nhân Văn” ra được năm số. Đến số 6, khi nhà in đã lên khuôn, thì trưởng ban tuyên huấn trung ương Tố Hữu hô hoán ầm lên rằng trong số 6, Nguyễn Hữu Đang trắng trợn xúi giục dân chúng biểu tình trong dịp Quốc Hội họp, âm mưu gây bạo loạn. Rồi ... theo một kế hoạch định sẵn, những tuyên bố đồng loạt được tung lên, đặc biệt là tuyên bố của “235 Văn Nghệ Sĩ Nam Bộ” (thật ra, đây là tác phẩm nguỵ tạo của báo “Thống Nhất”) đăng trên báo “Nhân Dân” ngày 15/12/1956 buộc tội cho báo “Nhân Văn” để cho kẻ địch lợi dụng, gây chia rẽ Bắc Nam, gây sự hiểu lầm về chế độ tốt đẹp của miền Bắc, nguy hại cho Sự Nghiệp Thống Nhất Tổ Quốc. Cùng ngày đó, chủ tịch Uỷ ban Hành chính Hà Nội đã ra lệnh cấm báo “Nhân Văn”, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Hồ Chí Minh ra sắc lệnh báo chí. Thế là những tờ “Trăm Hoa”, “Đất Mới”, “Giai Phẩm” ... đều bị bóp chết không kèn không trống.
    Về sau, số phận những người tham gia vào trào lưu Nhân Văn - Giai Phẩm này như thế nào thì chắc nhiều người đã biết. Người ta đã trắng trợn biến chuyện văn chương thành một “Vụ Án Gián Điệp”. Nhà văn nữ Thuỵ An chẳng dính dấp gì đến báo “Nhân Văn” cũng bị ghép vào nhóm “Nhân Văn” và ngày 21/1/1960 đưa ra xử trong “Vụ Án Gián Điệp” cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo (nhà xuất bản Minh Đức) và Phan Tài và Lê Nguyên Chi (hai người này bị coi là tòng phạm). Nhà văn Thuỵ An và nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang mỗi người lĩnh án 15 năm tù ngồi, nhà xuất bản Minh Đức – 10 năm tù ngồi, tịch thu tài sản, hai tòng phạm – mỗi ông lĩnh 5 năm tù. Nhưng đó chỉ mới là mặt nổi của tảng băng mà thôi. Số còn lại thì người ta không công khai xét xử tại toà án, nhưng lại ngấm ngầm tống vào tù, như các ông Phùng Cung, Trần Duy, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Tuân Nguyễn .... Riêng nhà thơ Phùng Cung “âm thầm” ngồi tù đến 12 năm – từ tháng 12/1961 đến tháng 11/1972, qua nhiều nhà tù độc ác nhất trên miền Bắc, bị biệt giam nhiều lần với cùm kẹp man rợ. Nhà văn Phan Khôi, các giáo sư đại học Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh đều bị cách chức, bao vây kinh tế và quản thúc cho đến cuối đời. Có người bị đày đoạ đến đói khổ, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường .... Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn - Giai Phẩm đều bị “kỷ luật” – trên văn bản ghi hai, ba năm, nhưng thực tế thì kéo dài đến 30 năm. Trong thời gian đó họ bị đưa đi lao động cải tạo, bị cô lập, bị “treo bút”, nghĩa là suốt 30 năm không một tác phẩm nào của họ được phép xuất bản, như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Hữu Loan, Quang Dũng ....
    Khốn khổ nhất là những người gọi là “Nhân Văn phường”, “Nhân Văn xã”, “Nhân Văn huyện” ... tức là những người có cảm tình với “Nhân Văn” ở khắp nơi, đã từng ủng hộ, bênh vực, chuyền tay báo, thậm chí chỉ đọc hay lưu giữ báo “Nhân Văn”, đều bị Công An địa phương ghép tội “liên quan” với “Nhân Văn”, thế là suốt đời bị kỳ thị, bị nghi ngờ. Mà “cái án” này thì không bao giờ được xoá cả. Đó là khổ nạn của người dân có chút đầu óc suy nghĩ.
    Trận đòn chí mạng mà ĐCS đánh vào trào lưu Nhân Văn - Giai Phẩm không chỉ gây đau thương cho hàng trăm, hàng ngàn con người, mà nghiêm trọng nhất là nó đã đánh gục hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc, dìm họ trong nỗi khiếp sợ triền miên, đè bẹp trí sáng tạo của họ, tạo nên một nếp nghĩ theo công thức chết cứng của Đảng, tạo nên một thứ “Văn Nghệ Minh Hoạ” (hay còn gọi là “Văn Nghệ Phải Đạo”) tồi dở. ĐCS đã làm cho cả một nền văn học, nghệ thuật, văn hoá, giáo dục bị lụn bại, méo mó, què quặt, thụt lùi hàng mấy chục năm trời so với trước. Suy cho cùng, đây chính là tội ác lớn nhất của Đảng đối với Dân Tộc.

    Hồn Tự Do Bất Diệt.
    Một điều cần nhấn mạnh, dù Đảng Cầm Quyền đàn áp tàn bạo trào lưu dân chủ đến thế nào đi nữa, nhưng trong lòng Dân Tộc, hồn tự do bất diệt vẫn sống mãi, khát vọng dân chủ mãnh liệt vẫn sục sôi, khi có điều kiện thì lại bùng lên không thể nào dập tắt được. Hồi năm 1987, sau nhiều năm cầu xin, cuối cùng thì “Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ” được thành lập, do nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ làm chủ nhiệm. Câu Lạc Bộ đã phát huy tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và dù không được phép vẫn cho ra báo “Truyền Thống Kháng Chiến” với 2 ngàn bản in. Câu Lạc Bộ đã dám thảo luận những vấn đề chính trị rất hóc búa, như yêu cầu Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư kiểm điểm công việc của mình trước Trung Ương, yêu cầu thi hành kỷ luật những Bộ Trưởng, Thứ Trưởng phạm sai lầm để cho 10 triệu dân miền Bắc bị đói năm 1987, yêu cầu Trung Ương đừng “Độc Diễn” khi Quốc Hội bầu Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng mà để cho Quốc hội được bầu cử dân chủ .... Đảng Cầm Quyền tức giận, bắt đầu đàn áp những người tham gia Câu Lạc Bộ thì ông Nguyễn Hộ – người đảng viên với 50 tuổi Đảng – đã tuyên bố ra khỏi ĐCSVN (1990).
    Trong năm 1987, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ – sự thật là chỉ tạm thời nới lỏng dây trói thôi – thì giới trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà báo đã biết nhân cơ hội đó vươn lên. Nhà văn Nguyên Ngọc đã đưa ra bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học”, một lần nữa đặt lại quan hệ giữa văn học và chính trị, phản đối dung tục hoá mối quan hệ này, phản đối sự “tuyệt đối hoá chính trị, tuyệt đối hoá sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học” (nguyên văn), nói một cách khác văn học đòi “Tự Do”, đòi thoát khỏi sự đè đầu cưỡi cổ của “Đảng Tính”. Thật ra cũng không khác mấy yêu cầu đòi Đảng “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ” mà Trần Dần đã đưa ra hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, khởi đầu cho trào lưu “Nhân Văn - Giai Phẩm”. Một phong trào sáng tác mạnh mẽ đã được dấy lên: Nhiều tác phẩm vang dội một thời đã xuất hiện, như “Thời Xa Vắng” (1986) của Lê Lựu, “Tiểu Thuyết Vô Đề” “Thiên Đường Mù” và “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” (1987) của Dương Thu Hương, “Ly Thân” (1987) của Trần Mạnh Hảo, “Lời Khai Của Bị Can” (1987) của Trần Huy Quang, “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì” (1988) của Phùng Gia Lộc, “Tiếng Đất” (1988) của Hoàng Hữu Cát, “Mùa Lá Rụng Trong Vườn” (1985) của Ma Văn Kháng, “Tướng Về Hưu” của Nguyễn Hữu Thiệp .... Văn thơ của Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Bùi Minh Quốc, Thanh Thảo, hội hoạ của Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bửu Chỉ, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, Tất Đạt ... đã để lại những dấu ấn đẹp cho thời kỳ đó. Những đổi thay của báo chí cũng khá tích cực, nổi bật là tuần báo “Văn Nghệ” dưới thời tổng biên tập Nguyên Ngọc, “Sông Hương” với tổng biên tập Tô Nhuận Vĩ, “Lang Bian” với tổng biên tập Bùi Minh Quốc, “Tuổi Trẻ” với tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Cũng cần nhắc đến vai trò của ông Trần Độ, hồi đó là Trưởng Ban Văn Nghệ Trung Ương đã có công thuyết phục Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Chính Trị ra Nghị Quyết 05 (công bố đầu tháng 12/1987) với tinh thần nới rộng tự do cho văn nghệ sĩ, phần nào đã có tác dụng mở đường cho các tác phẩm tốt ra đời. Về ấn Phẩm Bí Mật thì phải kể đến tờ “Diễn Đàn Tự Do” do Giáo sư Đoàn Viết Hoạt chủ trương. Một thời gian sau thì Đảng Cầm Quyền hoảng sợ, lại siết chặt dây trói, lại bày ra “Vụ Án Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ”, đưa vào tù các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh ... cuối cùng là ông Nguyễn Hộ, “vụ án Lang Bian” với việc khai trừ khỏi ĐCS và quản chế nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và đàn áp Hội Văn Nghệ Lâm Đồng. Ông Nguyên Ngọc, bà Vũ Kim Hạnh đều bị gạt ra khỏi cương vị tổng biên tập các báo họ đã phụ trách. Các nhà tu hành từng ủng hộ ĐCS trong cuộc Chiến Tranh Miền Nam, đến khi họ cất tiếng nói chính nghĩa cũng bị đàn áp, tù đày, quản chế, như Linh mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan .... Đó là chưa nói đến vụ án Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt với mức án cực kỳ nặng.

    Đấu Tranh Không Ngừng
    Trong tình hình vô cùng khó khăn đó, cuộc đấu tranh đòi dân chủ hoá vẫn không ngừng tiến tới. Các nhà cách mạng lão thành Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Lê Giản, La Văn Lâm, Nguyễn Văn Trấn, Ngô Thức, Trần Độ, Nguyễn Văn Đào, Hoàng Hữu Nhân, Lê Hồng Hà, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương ... đã cất cao tiếng nói chính nghĩa của mình. Ông Nguyễn Hộ đã cho ra tập luận văn “Quan Điểm Và Cuộc Sống”, ông Nguyễn Văn Trấn – tập tạp luận “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, ông Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) – ba tập sách “Dắt Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, “Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân” và “Chia Tay Ý Thức Hệ”, Trần Thư – “Người Tù Bị Xử Lý Nội Bộ”, Hoà Thượng Thích Quảng Độ – “Nhận Định Những Sai Lầm Tai Hại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Dân Tộc Và Phật Giáo Việt Nam”, ông Trần Độ – “Hồi Ký”, Tiêu Dao Bảo Cự – “Nửa Đời Nhìn Lại”, Trần Khuê – “Đối Thoại” .... Nhiều người khác, như Lữ Phương, Nguyễn Kiến Giang, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận ... cũng đã công bố những luận văn, những nghiên cứu của mình để chỉ rõ con đường tất yếu phải Dân Chủ Hoá Đất Nước. Cũng chính trong thời gian này, một tờ Báo Bí Mật nhỏ nhắn viết rất hay mang tên “Người Sài Gòn” mà người ta đồ rằng do Ông Già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn làm. Tờ báo được những người dân chủ đón nhận rất nồng nhiệt.
    Bước vào Thế Kỷ mới, nhà văn Bùi Ngọc Tấn cho ra “Chuyện Kể Năm 2000”, nhưng bị thu hồi ngay, ông Nguyễn Thanh Giang tự xuất bản “Suy Tư Và Ước Vọng” cũng bị tịch thu. Tướng Trần Độ định cho ra “Nhật Ký Rồng Rắn” nhưng bị Công An cướp đoạt ngay khi sắp đưa đi photocopy. Ông Vũ Cao Quận định ra cuốn “Gửi Lại Trước Khi Về Cõi” cũng bị chặn lại và tước ngay.
    Nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho quyền tự do phát biểu của mình bằng sự mất tự do, tức là bằng nhiều năm cầm tù, quản chế, bằng những sách nhiễu thường xuyên của Nhà Cầm Quyền ....

    Phong Trào Sôi Động
    Ngày 21/2/2001, từ Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn, Viện trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã công bố “Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam” với Sách Lược 8 Điểm Cứu Nguy Đất Nước rất rõ ràng và cụ thể. Đến năm 2005, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thay mặt Cao Trào Nhân Bản, đã đưa ra “Lộ Trình 9 Điểm Nhằm Dân Chủ Hoá Việt Nam”. Và đặc biệt là ngày 8/4/2006, 118 Nhà Tranh Đấu cho dân chủ trong nước đã tung ra bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006” có tính chất cương lĩnh của phong trào dân chủ, minh định mục tiêu, phương pháp đấu tranh của những người dân chủ. Tuyên Ngôn đó được nhiều người trong nước nhiệt tình đón nhận, tính đến nay đã có trên 2 ngàn người khắp các tỉnh thành trong cả nước Can Đảm Ký Tên và được người Việt ở Hải Ngoại hoan nghênh nồng nhiệt. Tuyên Ngôn 2006 cũng được dư luận thế giới biết đến và ủng hộ. Mười mấy ngày sau, vào ngày 15/4/2006, tờ Bán Nguyệt San “Tự Do Ngôn Luận” do Linh mục Têphanô Chân Tín làm chủ nhiệm đã ra số đầu tiên từ trong nước mà không cần xin phép. Đây là một tờ báo giấy được phổ biến ở khắp ba miền đồng thời được đưa lên mạng lưới điện tử. Cho đến ngày 15/11/2006, tờ “Tự Do Ngôn Luận” ra được 15 số. Đó là một cố gắng rất lớn của những người chủ trương và những người ủng hộ Bán Nguyệt San. Nhà văn Hoàng Tiến cùng với bốn Nhà Trí Thức ở Hà Nội định ra tờ báo in “Tự Do Dân Chủ” vào ngày 15/8/2006 thì ba ngày trước đó Công An đã xông vào nhà thô bạo lùng sục, cướp đi mọi phương tiện, nên tờ báo in không ra được. Tuy nhiên, đến ngày 2/9/2006 báo “Tự Do Dân Chủ” điện tử đã xuất hiện trên mạng. Và ngày 15/9/2006, tờ Bán Nguyệt San “Tổ Quốc”, tiếng nói từ suy tư và ước vọng của Nhân Dân Việt Nam, cũng đã ra số 1 từ trong nước do những cây bút trong nước với sự cộng tác của một số cây bút ngoài nước. Đến nay tờ “Tổ Quốc” đã ra được 5 số. Đây cũng là báo giấy đồng thời là báo điện tử.
    Về mặt tổ chức cũng đã xuất hiện những tập hợp, những Hiệp Hội, Nghiệp Đoàn rất độc đáo trong năm nay. Ngày 8/5/2006, các bạn trẻ Du Học Sinh Việt Nam ở nhiều nước, như Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Lan ... đã cùng một số Sinh Viên, Học Sinh trong nước thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ và Tập Hợp này đã có những hoạt động của tuổi trẻ rất ngoạn mục. Tiếp đến, ngày 1/6/2006, ông Hoàng Minh Chính đã tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam, thực chất là cho ra đời một Đảng Dân Chủ mới gọi là Đảng Dân Chủ (XXI) với Cương Lĩnh và Điều Lệ hoàn toàn mới. Ngày 8/9/2006, Đảng Thăng Tiến Việt Nam đã tuyên bố thành lập với Cương Lĩnh đấu tranh rõ ràng và có cơ quan đại diện đặt ở nhiều nước. Đến ngày 16/10/2006, sau bao nhiêu ngày tháng vận động vất vả, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền đã thành lập. Đây là cố gắng lớn để tập hợp mọi lực lượng đấu tranh cho dân chủ vào một mặt trận có tính đại diện rộng rãi. Ngày 20/10/2006, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời với sứ mệnh đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho Công Nhân Lao Động Việt Nam, chống ách áp bức bóc lột người lao động. Đây là một sự kiện rất mới trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam đến nỗi bà Cù Thị Hậu, đại diện cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã kêu gọi tại Quốc Hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cần phải tăng cường giúp đỡ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không thì Công Đoàn Độc Lập Việt Nam sẽ tranh thủ mất quần chúng công nhân. Để ủng hộ cho phong trào công nhân lao động trong nước, từ ngày 28 đến ngày 30/10/2006, “Hội Nghị Warszawa 2006” quy tụ nhiều đại biểu từ nhiều nước trên thế giới đã họp tại Đại Sảnh Quốc Hội Cộng Hoà Ba Lan và đã bầu ra Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, đánh dấu sự kết hợp hài hoà và chặt chẽ cũng như sự ủng hộ lẫn nhau giữa phong trào trong nước và ngoài nước. Cũng cần nói rõ là ngày 27/10/2006, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã tuyên bố thành lập, Hội tuyên bố sẽ kết nạp tất cả mọi Tù Nhân Chính Trị, Lương Tâm và Tôn Giáo đã từng bị tù đày dưới Chế Độ Độc Tài Toàn Trị trước và sau năm 1975. Tin chắc rằng Hội Ái Hữu này sẽ có số hội viên rất đông đảo ở khắp mọi miền Đất Nước. Còn đến ngày 30/10/2006, Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông Việt Nam đã ra đời với các Đại Biểu Công Nhân và Nông Dân. Nếu tất cả các tổ chức này chịu khó đi sâu vào quần chúng và hoạt động vì lợi ích thiết thực của quần chúng, đồng thời biết tự bảo vệ mình, thì cái lực lượng quần chúng này sẽ có sức mạnh lớn lao.
    Về mặt đấu tranh của quần chúng, thì một hiện tượng nổi bật nhất trong đầu năm nay là phong trào đình công, biểu tình của công nhân lao động đã bùng nổ, bắt đầu từ Sài Gòn Bình Dương, Vũng Tàu rồi lan rộng ra toàn miền Nam, lan ra miền Trung, miền Bắc thu hút đến trên 100 ngàn người tham gia đấu tranh, bất chấp sự cản trở ngăn cấm của Nhà Cầm Quyền. Các cuộc đình công biểu tình này hoàn toàn có tính tự phát với những yêu sách đơn thuần về mặt kinh tế. Tuy vậy, chúng cũng phần nào mang Màu Sắc Chính Trị rõ rệt, vì chúng đi ngược lại ý muốn của Kẻ Cầm Quyền, phơi bày cái mặt thật của Đảng Cộng Sản và Giai Cấp Cầm Quyền, ngoài miệng tự xưng là Đảng của giai cấp Công Nhân, Chính Quyền của Công Nhân và Nhân Dân Lao Động, nhưng lại ra mặt bênh vực Giới Chủ Nhân, đàn áp Công Nhân Lao Động, thậm chí bắt bớ nhiều Người Cầm Đầu của Công Nhân. Một phong trào nữa bền bỉ, dai dẳng hàng chục năm nay, vừa qua lại bột phát mạnh mẽ hơn nữa là Phong Trào Khiếu Kiện của Dân Oan. Những đoàn Dân Oan từ các tỉnh khắp nước kéo về Hà Nội, Sài Gòn để Đòi Lại Đất Đai, Nhà Cửa bị cưỡng chiếm bởi bọn “Cường Hào Ác Bá” Mới. Nhiều Đại Biểu Dân Oan đã liên kết với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, có nhiều người đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006, điều đó làm cho Kẻ Cầm Quyền rất lo sợ. Vấn đề đất đai ngày nay đã trở thành Vấn Đề Sinh Tử của Quần Chúng, người ta đã lao vào đấu tranh không còn biết sợ nữa. Đó là một điểm rất mới của Phong Trào Quần Chúng hiện nay. Chẳng hạn, như cuộc đấu tranh vừa qua của Nhân Dân ba xã huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã kéo lên Hà Nội để Khiếu Kiện Đất Đai. Hàng ngàn dân chúng đã kéo đến trước cửa Trụ Sở Quốc Hội 35 phố Ngô Quyền phản đối việc lấy đất đai của họ để xây dựng khu Đô Thị Văn Giang, theo như dự án đã được chính phủ thông qua. Quần Chúng đứng chật ních trên vỉa hè trước Trụ Sở Quốc Hội, bao vây cả ngày liền đêm trong năm ngày, làm cho Văn phòng Quốc Hội phải đóng cửa mấy ngày liền, nhân viên của Văn phòng phải đi cửa sau để đến chỗ làm việc. Trong lúc đó, Lực Lượng Công An chỉ đứng dưới đường chứ không dám hung hăng can thiệp như trước. Đây là biểu hiện rõ nét của Sức Mạnh Quần Chúng Khiếu Kiện.
    Thế là trên chặng đường gian khổ đầy máu và nước mắt dài dằng dặc suốt 50 năm qua, biết bao Chiến Sĩ Dân Chủ đã bị hy sinh, đã bị đày đoạ khốn khổ trong ngục tù, nhưng hàng loạt các Chiến Sĩ khác vẫn tiếp tục Dũng Cảm xông tới không ngừng để chống lại Bạo Quyền và thúc đẩy cuộc Đấu Tranh Hoà Bình, Bất Bạo Động nhằm Chuyển Hoá Đất Nước ta từ Chế Độ Độc Đảng Toàn Trị sang Chế Độ Dân Chủ Đa Nguyên, đem lại Tự Do, Hạnh Phúc cho Toàn Thể Dân ta.
    Điều đáng mừng là bên cạnh các Nhà Tranh Đấu cho Tự Do Dân Chủ không mệt mỏi trong nhiều năm qua, như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương, Vũ Cao Quận, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh, Hoàng Tiến, Trần Khuê, như hai‎ vị đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, các nhà tu hành Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh, Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Lê Quang Liêm, v.v... đã xuất hiện thêm nhiều Chiến Sĩ Dân Chủ mới rất Dũng Cảm, Năng Động, Thông Minh, Sắc Sảo, như Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Trần Mạnh Hảo, Bạch Ngọc Dương, Phan Thế Hải, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ, hai mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bùi Kim Thành, v.v... (2). Ngay cả những cán bộ đảng viên, những cựu Công Thần của ĐCS, như các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi, Tướng Nguyễn Nam Khánh, cựu Phó Thủ Tướng Đoàn Duy Thành, cựu Thứ Trưởng Bộ Công An Nguyễn Tài ... cũng đã cất cao tiếng nói thẳng thắn vạch mặt những Kẻ Lãnh Đạo Độc Tài Mang Tính Lưu Manh trong Đảng, như Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Một số cán bộ đảng viên đã từng giữ những trọng trách trong ĐCS cũng đã Nhập Cuộc vào việc Vận Động Dân Chủ theo cách riêng của họ, như các ông Phan Đình Diệu, Nguyễn Trung Thành, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Luật sư Trần Lâm, Đặng Văn Việt, Trần Quốc Toản, v.v....
    Cũng rất đáng mừng là ngày nay, việc Kết Hợp Đấu Tranh giữa Trong Nước và Ngoài Nước đã chặt chẽ và nhịp nhàng hơn trước. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đã có nhiều khả năng Chi Viện cho phong trào trong nước, cũng như khả năng Vận Động chính giới của các nước dân chủ, vận động dư luận và các tổ chức quốc tế yểm trợ cuộc đấu tranh để Dân Chủ Hoá Đất Nước ta, nhờ đó đã tạo thêm được nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho phong trào trong nước.
    Tất cả những điều đó đem lại Niềm Tin Vững Chắc cho mọi Người Đang Tranh Đấu Vì Tự Do Dân Chủ: Dù có gian nguy thế nào đi nữa, dù Kẻ Thù Của Tự Do Dân Chủ có đàn áp, khủng bố ác liệt đến thế nào đi nữa, nhưng cái Chế Độ Độc Tài Toàn Trị lỗi thời nhất định sẽ bị thay thế bởi Thể Chế Dân Chủ Đa Nguyên, có Khả Năng Tạo Điều Kiện cho Đất Nước tiến lên mạnh mẽ, đem lại Tự Do, Công Bằng xã hội và Phúc Lợi chung cho mọi Công Dân.
    Nguyễn Minh Cần - Moskva, 11/11/2006
    Ghi chú:
    1. Số nạn nhân dẫn theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam” gồm 3 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội. Trong sách có ghi rõ CCRĐ đã tiến hành ở 3563 xã với 10 triệu dân số mà tỷ lệ địa chủ được quy định là 5% (xem tr.85-86 tập II) thì số bị quy là “địa chủ” phải lên tới trên 500 ngàn người.
    2. Chúng tôi chỉ xin dẫn tên những người trong nước, và chắc chắn là còn thiếu sót nhiều. Xin bạn đọc lượng thứ.

    ReplyDelete
  2. Thư gửi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam
    V/v Đăng ký quyền sở hữu thềm lục địa của Viêt Nam

    Sài-Gòn ngày 18-4-09

    Gửi các ông:
    -Nông Đức Mạnh,
    -Nguyễn Minh Triết,
    -Nguyễn Tấn Dũng,
    -Nguyễn Phú Trọng,
    và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.

    Thưa các ông,
    Mặc dầu không đồng ý với đường lối và không công nhận vai trò lãnh đạo đất nước của qúy ông, tôi buộc lòng phải gửi thư này, vì quyền lợi thiết yếu của Tổ Quốc, nhắc nhở và đòi hỏi qúy ông phải kịp thời đăng ký quyền sở hữu thềm lục địa của Viêt Nam nới rộng ra 350 hải lý với Liên Hiệp Quốc, trước ngày hết hạn 13/5/2009.
    Mọi công dân Việt Nam (trong đó có các ông -- tự phong cho mình vai trò lãnh đạo đất nước, chứ không do dân bầu) đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ lãnh thổ/ lãnh hải/thềm lục địa do tiền nhân dầy công gìn giữ và để lại. Nếu vì áp lực của Trung Hoa mà không dám đăng ký, tức là các ông đã một mặt tự chứng tỏ không đủ khả năng hành xử trách nhiệm của mình, và mặt khác bị toàn dân kết tội thông đồng với ngoại bang để mưu cầu tư lợi, đưa tới hậu quả thiệt hại cho quyền lợi Tổ Quốc. Trong trường hợp đó, chúng tôi -- những công dân bình thường của Tổ Quốc Việt Nam hôm nay - sẽ tìm đủ mọi cách, kể cả thông qua các Tổ Chức Phi Chính Phủ để Liên Hiệp Quốc phải ghi nhận lập trường chính đáng và quyền lợi tối thượng của dân tộc Việt Nam.
    Cầu mong hồn thiêng sông núi soi sáng để các ông còn nhất điểm lương tâm sớm tỉnh ngộ, nhận rõ đâu là quyền lợi đích thực của Tổ Quốc, đủ can đảm đương đầu với ngoại bang, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc. Ngược lại, nếu vì lý do nào đó, các ông vẫn không thể hành xử đúng trách nhiệm của mình, thì chỉ còn một lối thoát dành cho người còn chút liêm sỉ và tự trọng, là tự ý rút lui, trả lại cho toàn dân quyền điều hành và bảo vệ đất nước.
    Cùng lúc gửi cho các ông, bức thư này cũng được phổ biến trong và ngoài nước, để tường trình trước quốc dân về trách nhiệm và thái độ của các ông.
    Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế
    Đại Diện Cao Trào Nhân Bản Việt Nam

    ReplyDelete
  3. Hướng Về Đất Nước Nhân Ngày Quốc Hận

    Từ 6 tháng nay, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trở nên nóng bỏng vì rất nhiều lý do. Trước hết, vì Trung Cộng ngày càng hung hăng, khiêu khích ngay cả Hoa Kỳ trên Biển Đông, vì Trung Cộng sau khi đã chiếm trọn Hoàng sa và một phần Trường Sa rồi vẫn chưa thỏa mãn, đang tìm đủ mọi cách để xâm lấn thêm nữa đến độ vẽ lại bản đồ dành hơn 80% Biển Đông thuộc về Lãnh Hải Trung Cộng, cố tình lầm lẫn Lãnh Hải và Thềm Lục Địa theo định nghĩa của Luật Biển và các Công Ước Quốc Tế về Thềm Lục Địa. Mục tiêu xâm lấn của Trung Cộng không chỉ là quyền lợi kinh tế mà còn là chiến lược biến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành hai hệ thống tiền đồn giúp Trung Cộng chế ngự toàn diện Biển Đông, có thể khống chế hải trình tiếp tế hai chiều giữa Đông và Tây, cùng lúc tranh giành ưu thế kiểm soát Thái Bình Dương lâu nay của Hoa Kỳ.
    Vấn đề càng trở nên bức xúc cho Người Việt trong nước lẫn ngoài nước trước những nhượng bộ của Nhà Cầm Quyền CSVN dâng đất dâng biển cho Quan Thầy Trung Cộng và gần đây lại nhượng thêm đất Cao Nguyên dưới danh nghĩa trá hình khai thác bô xít, với những điều kiện còn tệ hại hơn quy chế các tô giới dọc theo bờ biển mà triều đình Nhà Thanh phải nuốt hận dâng hiến cho các Cường Quốc Tây Phương hồi cuối Thế Kỷ 19.
    Vấn đề càng trở nên khó hiểu và phức tạp vì cùng lúc với bối cảnh bất mãn và lo sợ mất nước đến nơi của Người Việt, lại có thêm môt quy định của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho phép các nước ven biển trên thế giới lập hồ sơ xin được cấp Thềm Lục Địa phía ngoài đặc khu kinh tế tới mức tối đa 350 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia liên hệ. Càng đi sâu vào chi tiết của vấn đề lại càng thấy khó hiểu và thúc bách vì lý do hạn định đệ nạp hồ sơ cho LHQ sẽ chấm dứt vào ngày 13 tháng 5 năm 2009, thế mà cho tới nay vẫn chưa thấy Việt Nam Cộng Sản và Trung Hoa Cộng Sản đệ nạp hồ sơ trong lúc các nước khác như Nam Dương và Phi Luật Tân đã ban hành luật pháp của họ cùng đệ nạp hồ sơ dành Thềm Lục Địa cho nước mình.
    Tự nhiên dư luận trong đồng bào thắc mắc lo ngại biết đâu hai nước Cộng Sản “Sông Liền Sông, Núi Liền Núi” này đã có quyết định song phương bí mật buôn bán đất đai và biển cả cho nhau rồi, mà kẽ thiệt thòi dứt khoát sẽ là Việt Nam. Chính người dân trong nước còn không biết vì vấn đề đất đai và biển cả là điều cấm kỵ trong nước, thậm chí Nhà Văn hay Nhà Báo nào viết lách đề cập đến thì bị chính quyền ác ôn côn đồ bắt bỏ tù ngay. Còn người thường dân ở Hải Ngoại thì không được cung cấp tin tức đầy đủ và chính xác.
    Tại Hải Ngoại, có rất nhiều bài viết, bình luận, biên khảo, và các buổi sinh hoạt của Cộng Đồng nhưng đồng bào không được hướng dẫn cho biết hai vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và Thềm Lục Địa tuy có liên hệ nhau nhưng không được cùng giải quyết trong khuôn khổ Luật Biển dành cho các nước ven biển đệ nạp hồ sơ về Thềm Lục Địa. Thềm Lục Địa được giải quyết riêng rẽ, căn cứ vào quyết định của Ủy Ban Định Giới Thềm Lục Địa của LHQ (Commission on the Limits of the Continental Shelf). Quyết Định của Ủy Ban có thể là chấp nhận hồ sơ hoặc khuyến cáo nước liên hệ sữa đổi hồ sơ lại cho đúng với các tiêu chuẩn do luật định. Tuy nhiên Ủy Ban chỉ chấp nhận hồ sơ nếu không có tranh chấp giữa các nước, hoặc có tranh chấp nhưng đã hoặc hứa sẽ dàn xếp ổn thỏa. Bằng không thì hai hay nhiều quốc gia tranh chấp sẽ tìm cách thương lượng, nếu thất bại thì sẽ nhờ đến các Cơ Quan Trọng Tài hay tòa án do luật định. Còn vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa tuy cũng được giải quyết trên căn bản qua các giai đoạn thương thảo, trọng tài và tòa án nhưng bởi những cơ quan và thủ tục khác, chứ không do luật định về Thềm Lục Địa.
    Trong bối cảnh phức tạp và bức rứt trên đây, rất nhiều người ở Hải Ngoại ra công tìm hiểu cùng đặt câu hỏi “giải pháp nào có thể giúp phía quốc gia thành lập hồ sơ cho kịp vì nếu CSVN không lập thì các nước khác ở Đông Nam Á kể cả Trung Cộng giành hết Biển Đông thì sao”? Nhiều người tự trả lời là không ai làm gì được vì phải có tư cách quốc gia mới được phép đệ nạp hồ sơ. Điều này đúng. Nhưng đây mới là trở ngại đầu tiên và thuộc loại ai cũng có thể trông thấy hoặc phỏng đoán được. Nhưng nếu hiểu luật trên căn bản tinh thần của những nhà làm luật thì yếu tố tư cách quốc gia đặt ra ở đây tuy rất gay go nhưng cũng chưa hẳn là một trở ngại không thể vượt qua.
    Thật ra có nhiều trở ngại khó khăn hơn nhiều về phương diện khoa học và kỹ thuật. Trước nhất là những khó khăn thuộc loại chứng minh những đòi hỏi về thêm lục địa của một quốc gia có chính đáng và đúng theo tiêu chuẩn do luật định hay không? Nói rõ hơn là không phải nước nào muốn định Thềm Lục Địa của mình tùy sở thích và thỏa mãn lòng tham của mình được. Mà phải căn cứ vào những tiêu chuẩn do LHQ đề ra trong Công Ước LHQ về Luật Biển. Ví dụ theo Điều 76 Khoản 1, Thềm Lục Địa được định nghĩa là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài Lãnh Hải của quốc gia đó là phần kéo dài tự nhiên của Lãnh Thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Tuy nhiên Khoản 2 Điều 76 lại giới hạn “rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng”.
    Tùy theo đáy biển sâu hay cạn, sâu tới mức nào, ví dụ độ sâu 2000 hay 4000 thước mà Công Ước LHQ về Luật Biển qui định khác nhau về Thềm Lục Địa. Ví dụ, Điều 76 Khoản 4/điểm a)/điểm nhỏ i) quy định quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của rìa lục địa “bằng cách nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích (sedimentary rock) ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân lục địa”, thường được gọi là “phương thức Gardiner”. Quốc gia ven biển cũng có thể dựa theo Điều 76 Khoản 4/điểm a)/điểm nhỏ ii) để “nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý”, thường được gọi là “phương thức Hedberg”. Dù dựa vào phương thức nào, rìa lục địa, tùy trường hợp, không được quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở (tức là “ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận”) hoặc không thể quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500 thước là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, thường được gọi là “đường 2500 metre isobath”.
    Các điều kiện trên đây đòi hỏi chuyên viên quốc gia ven biển phải dùng hiểu biết cùng dụng cụ về khoa hải dương học để tính toán chính xác các tiêu chuẩn đòi hỏi trong Công Ước. Tùy tầm vóc cùng căn bản cấu trúc của đáy biển và lòng biển mà mổi quốc gia ven biển cần huy động hàng chục chuyên viên với kỹ thuật và máy móc tinh vi để thiết lập hồ sơ của Thềm Lục Địa nước mình, với sự yểm trợ kỹ thuật và tài chính của LHQ đã được dự trù trong Công Ước. Muốn cho dể hiểu thì cứ tưởng tượng nếu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa của thời điểm trước 1975 của chúng ta cần lập hồ sơ này thì phải huy động chuyên viên của các cơ quan như Nha Địa Dư và Hải Học Viện Nha Trang, Tổng Cục Dầu Hỏa, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, và nếu cần, kêu gọi sự đóng góp tài liệu của các hảng dầu thăm dò tìm dầu trên Thềm Lục Địa Việt Nam và các công ty hàng hải trong nước hoặc ngoại quốc khai thác các hải trình ngoài khơi Việt Nam là những nơi tích trử tài liệu và dữ kiện được cập nhật hóa rất quý giá về lòng biển và đáy biển Việt Nam.
    Từng ấy sự kiện vừa nêu tất nhiên là những câu hỏi và thắc mắc của bất cứ ai hằng lưu tâm đến tiền đồ tổ quốc, đến toàn vẹn Lãnh Thổ Quốc Gia, đến những tài nguyên khổng lồ về hải sản và khoáng sản của một nước có bờ biển dài hàng ngàn hải lý, góp phần nuôi sống hàng chục triệu nhân dân sinh sống ven biển cùng mang lại sự phồn thịnh chung cho đất nước. Câu hỏi được đặt ra trước nhất là Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sẽ lập hồ sơ đệ nạp LHQ hay không để kéo rộng Thềm Lục Địa thêm 150 hải lý tiếp theo 200 hải lý thuộc Đặc Khu Kinh Tế (Exclusive Economic Zone) mà quốc gia ven biển nào cũng đương nhiên thụ đắc bởi quy định của Luật Biển? Câu hỏi thứ hai kế tiếp là nếu CSVN sẽ đệ nạp hồ sơ thì liệu CSVN có dám đương đầu với Trung Cộng giành Thềm Lục Địa đúng mức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân hay không? Câu hỏi kế tiếp là nếu CSVN không đệ nạp thì không những Trung Cộng mà các nước tranh chấp khác như Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Brunei, v.v… sẽ nuốt trững Thềm Lục Địa của Việt Nam hay sao?
    Câu hỏi cuối cùng được nêu lên là liệu nếu CSVN không nạp hồ sơ thì cơ quan nào của Cộng Đồng Việt Nam tại Hải Ngoại có đủ điều kiện đệ nạp hồ sơ? Điều kiện đặt ra ở đây là có đầy đủ tư cách và điều kiện vật chất như phương tiện, khả năng để đáp ứng thỏa mãn những đòi hỏi của Công Ước Quốc Tế về Thềm Lục Địa.
    Luận bàn về yếu tố tư cách, nhiều học giả Việt Nam Hải Ngoại đều cùng đồng quan điểm Luật Biển thuộc Công Pháp Quốc Tế nên chỉ liên hệ hoặc giao dịch với các chủ thể có tư cách quốc gia. Người viết bài nghĩ rằng nhận định trên đây có tính cách căn bản tổng quát mà chưa nhận định về chiều sâu. Vì nếu hiểu rõ tinh thần của những lãnh tụ đại cường chủ trương xây dựng LHQ thì sẽ phải nhận định thêm mục tiêu xây dựng cơ quan quyền lực tối cao này không chỉ là để điều hòa nhịp nhàng các quốc gia thành viên để đạt mục tiêu hòa hợp, hoà bình và thịnh vượng chung cho Cộng Đồng Thế Giới mà thôi. Sau khi Thế Chiến Thứ II kết thúc với sự toàn thắng của tự do dân chủ đè bẹp độc tài phát xít, mục tiêu của việc thiết lập LHQ còn nhằm các lý tưởng cao thượng hơn như bảo đảm công lý, bảo vệ các nước nghèo yếu và bảo trợ các nhược tiểu đang bị chèn ép, thậm chí bảo trợ cả những “Phong Trào Giải Phóng” của một số dân tộc tranh đấu cho tự do và độc lập cho xứ sở của họ. Nếu hiểu tường tận như vậy thì việc tranh đấu cho yếu tố tư cách để đệ nạp hố sơ chưa hẳn là một chướng ngại gây bế tắc và dẫn dắt đến hậu quả dự án không được tiếp nhận.
    Điều kiện “tư cách” tuy gay go nhưng chưa hẳn là một yếu tố phủ quyết. Tuy nhiên, nếu qua được cửa ải “chấp thuận tiếp nhận” (receivability) rồi thì còn rất nhiều trở ngại to lớn hơn nữa về phương diện khoa học kỹ thuật trong thủ tục xét định hồ sơ Thềm Lục Địa cho các nước ven biển. Thử tuởng tượng với hai bàn tay trắng ở Hải Ngoại mà xét định về địa lý cùng địa chất của tầng lớp thủy tra thạch của đáy biển và của lòng đất dưới đáy biển Việt Nam cách xa hàng chục ngàn hải lý quả thật là một việc làm táo bạo. Hoặc xác định chính xác tọa độ kinh vỹ độ cho các điểm cố định tạo thành rìa lục địa của Việt Nam dài hàng ngàn hải lý, cộng thêm điều kiện điểm cố định này không được cách xa điểm cố định kế cận quá 60 hải lý, quả thật là một việc khó có thể giao phó cho bất cứ ai trong Cộng Đồng Hải Ngoại của Người Việt chúng ta.
    Biết được những trở ngại trên đây nên trong bức Thư Chúc Xuân Đồng Bào trong và ngoài nước nhân dịp Tết Nguyên Đán đầu năm 2009 vừa qua, người viết bài có cảnh báo đồng bào vể hiểm họa mất đất mất biển và kêu gọi đồng bào phối hợp tìm giải pháp sẳn sàng thay thế Nhà Cầm Quyền CSVN đệ nạp hồ sơ xét định Thềm Lục Địa đúng hạn định chót là ngày 13 tháng 5 tới đây. Chỉ còn 3 tuần lễ nữa là hết hạn. Thế mà chỉ mới thấy Nam Dương và Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ. Và ngạc nhiên nhất là về phía Trung Cộng và Việt Cộng vẫn chưa thấy động tịnh gì. Hay là thêm một lần nữa, hai nước Cộng Sản “Anh Em” đã có mật ước giữa hai Đảng rồi sao?
    Đệ nạp hồ sơ là để giành Thềm Lục Địa tối đa 350 hải lý chiều rộng cho Việt Nam để cùng lúc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Chủ Quyền và Lãnh Thổ Việt Nam, là giành đất giành biển đã bị Trung Hoa cướp đoạt, là để lưu hồ sơ khiếu tố lại cho các thế hệ mai sau tiếp tục đấu tranh cho toàn vẹn Lãnh Thổ vì đối với Bá Quyền Hán Tặc công cuộc tranh đấu cho sự sống còn của Dân Tộc Việt là một công cuộc trường kỳ dai dẳng hàng ngàn năm trong lịch sử, trong hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Chắc chắn Trung Cộng sẽ lợi dụng ưu thế thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ phá thối hồ sơ của Hải Ngoại là chuyện dĩ nhiên. Còn CSVN có nghe theo lệnh Quan Thầy để tiếp tay đánh phá người Quốc Gia yêu nước hay không là chuyện còn hảy chờ xem.
    Người viết nghĩ rằng mọi nỗ lực của Cá Nhân hay Tập Thể nào từ Hải Ngoại này nhằm đệ nạp hồ sơ xét định Thềm Lục Địa đều đáng được khuyến khích. Kết quả không có gì bảo đảm, và cũng biết trước là khó thành công theo ý nguyện và lòng yêu nước thiết tha. Nhưng chắc chắn nỗ lực sẽ đạt được kết quả về phương diện khẳng định ý chí sắt đá của Con Dân Việt, noi gương anh dũng sáng chói của tiền nhân, quyết tâm không để lân bang chiếm tất đất tất biển nào của quốc tổ để lại cho chúng ta.
    Nguyễn Bá Cẩn - 20/4/2009

    ReplyDelete
  4. HỊCH TRUYỀN TỪ TỔ QUỐC !

    (Viết khi nhận được tin Trung Cộng chính thức sát nhập hành chánh kể từ ngày 2.12.2007 quần đảo Hoàng Sa – Trung Sa - Trường Sa của Việt Nam thành huyện Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Cộng, do đảng Cộng Sản Việt Nam dâng hiến.

    Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)



    Ông Cha ta vạch kiếm chỉ lòng sông

    Chân vững thạch, tay chống Trời ngạo nghễ.

    Chí đại bàng vượt muôn ngàn sóng bể

    Thách trùng dương, đi mở rộng cõi bờ.

    Hải đảo xa xôi thêm máu dựng cờ

    Rồng tung cánh rợp Trời Nam hiển hách.

    Vó ngựa Hung Nô bao lần quét sạch

    Chặn xâm lăng qua khí phách kiêu hùng.

    Mấy nghìn năm sâu rễ bách tùng

    Gươm chém đá – đá mòn, gươm vẫn sắc.

    Gốc tre thiêng làm kinh hoàng phương Bắc

    Cọc Đằng Giang xuyên thủng mộng quân thù.

    Từ Diên Hồng cho đến chốn thảo lư

    Lời Tâm Nguyện chung lòng lo giữ Nước.

    Bành tượng uy linh chắn ngang bạo ngược

    Đống Đa mồ, bia sử sáng nghìn năm.

    Dù phong ba theo mệnh Nước thăng trầm

    Luôn giữ vững từng dòng sông, đỉnh núi.

    Từ Ải Nam Quan đến Cà Mau đất mũi

    Là của Ta, xuyên suốt ba miền.

    Từ dảy Trường Sơn ôm ấp khí hùng thiêng

    Thân đại thụ cũng nguyên lòng chung dạ.

    Tất cả ! Tất cả !

    Dù là máu xương

    Khô cằn sỏi đá.

    Dù là hướng dương

    Hoa hồng tám ngã

    Đều là của Ta !

    Không ai có quyền đem máu của Ông Cha

    Đi dâng hiến, vết nhơ nhòe trang sử !

    Lũ tội đồ khom lưng cống sứ

    Làm ô danh, tủi nhục giống Rồng Tiên.

    Bọn Bắc Phương luôn ôm mộng bá quyền

    Luôn thu tóm, hả hê cười đón nhận.

    Lời Hịch Truyền hôm nay đầy uất hận

    Từ Cha Ông, từ Sông Núi nghìn thu.

    Dòng máu Thiêng từ rừng rú thâm u,

    Nơi hải đảo, kinh thành hay xóm vắng.

    Kiếp lưu vong đời tha phương trĩu nặng

    Hay đọa đày trên mảnh đất quê hương .

    Hãy thét vang, cùng truy diệt bạo cường

    Đang chễm chệ ngồi buôn Dân bán Nước.

    Toàn Dân Ta kẻ sau người trước

    Không cúi đầu khiếp nhược khoanh tay.

    Ta làm Chủ đất này

    Ai được quyền mua bán ?

    Lãnh thổ Thiêng Liêng nghìn năm chói rạng

    Là của Toàn Dân !

    Dù bể dâu biến đổi phong trần

    Ta vẫn đứng trên bờ dâu bể !

    Ải Nam Quan còn sôi huyết lệ

    Bản Giốc dòng khóc hận đêm thâu.

    Đảo Hoàng Sa ngơ ngác tủi sầu

    Thay đổi chủ, sóng đen màu uất nghẹn.

    Đất Nước ta toàn vẹn

    Nào ai dám cắt chia ?

    Sao giờ đây thịt xẻ xương lìa

    Giang sơn đầy vết máu ?

    Đảng vong nô, một phường thảo khấu

    Lấy máu dân tô thắm màu cờ.

    Làm nhục Cha Ông, dâng hiến cõi bờ

    Rồi ngất ngưởng nơi Ba Đình chuốc rượu !

    Dân Tộc ta mấy nghìn năm trường cửu

    Lẽ nào đâu khuất phục lũ sài lang ?

    Lời Hịch đã rền vang

    Quyện Hồn Thiêng Sông Núi.

    Hãy ngẩng đầu cao, chuyển xoay hận tủi

    Thành cuồng phong, chung Đại Khối Toàn Dân.

    Giành lại non sông, dù phải hiến thân

    Vì Đại Nghĩa, tâm nguyền chung cứu Nước.

    Đá phải mềm vì chân ta cứng bước

    Và đời ta nguyên thủy vẫn lòng son.

    Trời phương Nam, đất Việt phải còn

    Đến muôn nghìn năm nữa !

    Lời Hịch hôm nay, tiếng vang thành lửa

    Đang soi đường dẫn hướng ta đi.

    Đòi lại quê hương, thoát cảnh suy vi

    Dân Tộc Việt, trời phương Nam : - Tự Chủ !



    Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)

    ReplyDelete
  5. Nói Với Giới Trẻ Việt Nam -- Talk To Vietnamese Youths

    Dưới đây là toàn bộ những links về cuộc nói chuyện và thảo luận của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh tại Sydney, Australia.

    1. TỰ HÀO DÂN TỘC SỰ KHÁC BIỆT CHỦ YẾU GIỮA VĂN HÓA TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của Hạo Nhiên, cựu Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên New South Wales, Sydney.
    Dương Nguyệt Ánh - English, Part 1, Hạo Nhiên asks: Is your children's knowledge about Vietnam at the level you'd like it to be? How receptive are they to learning about Vietnam?
    http://www.youtube.com/watch?v=4cHRaN4EIxM

    Dương Nguyệt Ánh - English, Part 2, Hạo Nhiên asks: Is your children's knowledge about Vietnam at th level you'd like it to be? How receptive are they to learning about Vietnam?
    http://www.youtube.com/watch?v=Q0DHQNRblTo

    2. NÊN LÀM TỪ THIÊN CHO VN HAY KHÔNG. TUỔI TRẺ NÊN LÀM GÌ CHO VN.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của Phan Thành Xuân, 15 tuổi, học lớp 10 ở Sydney.
    Dương Nguyệt Ánh (English), Phan Thành Xuân (grade 10 student) asks: What advice do you give to young generation? (Issues on charity and poltics).
    http://www.youtube.com/watch?v=VlFfNCXtrR8

    Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), Phan Thành Xuân (học sinh lớp 10) hỏi: Cô có lời khuyên gì với giới trẻ? (Liên quan đến từ thiện, đấu tranh chính trị).
    http://www.youtube.com/watch?v=B6uxidMgWUk

    3. LÃNH ĐẠO VÀ NHẬN DIỆN BẢN THÂN - NÓI VỚI GIỚI TRẺ.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. LEADERSHIP AND IDENTITY (MUST WATCH). Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=9AYQcCmCX0g

    4. LÒNG YÊU NƯỚC VÀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ - NÓI VỚI GIỚI TRẺ.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. PATRIOTISM, SHOULD WE HELP VIETNAMESE COMMUNIST GOVVERMENT TO BUILD UP VN? (MUST WATCH) Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=yBsGkZmbb8Y

    5. CHẾ TẠO BOM CÓ MÂU THUẪN VỚI LÒNG NHÂN ĐẠO KHÔNG.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của Lê Đài, cựu ứng viên Dân Biểu ở New South Wales, cựu ký giả đài ABC Úc, thành viên của Đảng Liberal (Tự Do) Úc, và câu hỏi của một bạn trẻ học lớp 10.
    Dương Nguyệt Ánh (English & tiếng Việt), Lê Đài asks: How do you justify when you make the bomb that will kill innocent people? A grade 10 student asks: How do you feel being responsible for so many deaths?
    http://www.youtube.com/watch?v=H27r4VCaxPY

    6. DƯƠNG NGUYỆT ÁNH CÓ ĐỊNH VIẾT SÁCH VỀ CHIẾN TRANH VN KHÔNG.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của nha sĩ trẻ Thùy Hương.
    Dương Nguyệt Ánh (English & tiếng Việt), Thùy Hương hỏi: Woud you consider writing a book about Vietnam war?
    http://www.youtube.com/watch?v=DRn9PxztlQM

    7. LÀM SAO CÂN BẰNG VÀ THÀNH CÔNG TRONG BA VAI TRÒ LÀM MẸ, LÀM VỢ VÀ LÀM KHOA HỌC GIA.
    Dương Nguyệt Ánh (English & tiếng Việt), Thùy Hương (young dentist) hỏi: How do you manage three roles, mother, wife, scientist, successfully?
    http://www.youtube.com/watch?v=7UOHCnB5jP8

    8. LÀM SAO ĐỂ KẾT HỢP.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của một tráng niên ở Sydney.
    Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), một tráng niên hỏi: Làm sao để kết hợp mọi người?
    http://www.youtube.com/watch?v=v6OUCIiW3w0

    9. ĐỀ NGHỊ DƯƠNG NGUYỆT ÁNH THẢO LUẬN VỚI CÁC NHÀ ĐẤU TRANH VÀ GIỚI TRẺ QUA INTERNET.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời đề nghị của bà Đặng Kim Ngọc, Đại Diện Hội Phụ Nữ VN LB Úc Châu và Hội Phụ Nữ VN Tự Do NSW.
    Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), bà Đặng Kim Ngọc đề nghị Dương Nguyệt Ánh thảo luận với người đấu tranh và trao đổi với giới trẻ trên mạng.
    http://www.youtube.com/watch?v=-8ExGGEDiBg

    10. ĐỀ NGHỊ DƯƠNG NGUYỆT ÁNH ĐỨNG ĐẦU CUỘC ĐẤU TRANH NGUYÊN TẮC CỦA BOM ÁP NHIỆT.
    Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), 2 vị Cao Niên hỏi: Cô DNA có thể đứng ra dẫn đầu đấu tranh? Công dụng của bom áp nhiệt?
    http://www.youtube.com/watch?v=rSB8Eu3Ij5Y

    11. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO.
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của một thanh niên.
    Dương Nguyệt Ánh (English), a young men asks: What is the most important skill in managing and how to improve soft skill?
    http://www.youtube.com/watch?v=b5x2glbmIEw

    12. ĐẤU TRANH VÀ PHỤC HỒI DANH DỰ CHO CHIẾN SĨ VNCH
    Dương Nguyệt Ánh trả lời câu hỏi của một phụ nữ.
    Dương Nguyệt Ánh (tiếng Việt), được hỏi: Chị có định làm gì để phục hồi danh dự cho lính VNCH? Chị làm gì để ủng hộ cho nhà tranh đấu trong nước.
    http://www.youtube.com/watch?v=QgjzXEvLNE8

    = * =

    TALK TO VIETNAMESE YOUTHS -- NÓI VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM

    Duong Nguyet Anh - Part 1 of 7, English, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk to Vietnamese youths. HER DREAM, CAREER, THOUGHT AND ATTITUDE (produced by Hoi Cuu Tu Nhan Chinh Tri & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW).
    http://www.youtube.com/watch?v=FxJOFrppUNA

    Duong Nguyet Anh - Part 2 of 7, English, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk to Vietnamese youths. PEOPLE SKILL (produced by Hoi Cuu Tu Nhan Chinh Tri & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW).
    http://www.youtube.com/watch?v=Z2OLsNvaP9E

    Duong Nguyet Anh - Part 3 of 7, English, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. OVERCOMING OBSTACLES, DISCRIMINATIONS. Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=apKt1cLgI5Y&feature=related

    Duong Nguyet Anh - Part 4 of 7, Ensligh, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. AN INTERESTING STORY AGAINST PREJUDICE. Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=87V50qqUv6Y

    Duong Nguyet Anh - Part 5 of 7, English, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. BE A RESILIENT BALL. Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=gbFp1-ik9u8

    Duong Nguyet Anh - Part 6 of 7, English, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. LEADERSHIP AND IDENTITY (MUST WATCH). Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=9AYQcCmCX0g

    Duong Nguyet Anh - Part 7 of 7, English, to Youths, Sydney.
    Duong Nguyet Anh's talk, Sydney, 14 Feb 09. PATRIOTISM, SHOULD WE HELP VIETNAMESE COMMUNIST GOVVERMENT TO BUILD UP VN? Produced by Hoi Cuu Tu Nhan CT & Nan Nhan Cong San + Tap The Hau Due VNCH NSW.
    http://www.youtube.com/watch?v=yBsGkZmbb8Y

    = * =

    NÓI VỚI ĐỒNG HƯƠNG

    Dương Nguyệt Ánh - Part 1, Vietnamese, Sydney, Australia.
    -Chúng ta là người gốc Việt Nam Tự Do.
    -Tại sao con em Việt Nam học giỏi?
    -Vì sao ta chống nhà cầm quyền CSVN?
    Xin click vào link dưới đây:
    http://www.youtube. com/watch? v=pY_546Pg4WQ

    Dương Nguyệt Ánh - Part 2, Vietnamese, Sydney, Australia
    -Phong trào cờ Vàng ở Hoa Kỳ
    -Có nên hợp tác với cầm quyền CSVN để xây dựng đất nước hay không?
    -Ý nghĩ dành cho chiến sĩ VNCH
    Xin click vào link dưới đây:
    http://www.youtube. com/watch? v=2q_04VxNzQQ

    ReplyDelete
  6. Xin gửi tài liệu để đọc thêm:


    1.- Quốc kỳ Việt Nam CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ

    http://cohocvietnam.blogspot.com/2009/02/quoc-ky-viet-nam-co-vang-ba-soc-o.html

    2.- Cho một ngày mai tươi sáng hơn

    http://nguoivietboston.com/?p=892

    ReplyDelete
  7. di~ me làm sinh viên sao ngu wa' vậy.phản dong.nhục

    ReplyDelete