Thursday, March 5, 2009

Hưng Đạo Vương

Danh Tướng Trần Hưng Đạo

(Khi giặc tới...chẳng những là gia quyến của ta phải đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi, chẳng những xã tắc của tổ tông ta sẽ bị dày xéo, mà đến mồ mã của cha mẹ ngươi cũng bị kẻ khác đào lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, và trăm kiếp khác tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu vẫn còn..........)

Hịch Tướng Sĩ - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

18 comments:

  1. Hi! Mình có ý kiến góp ý thế này nhe! Hình như các bạn chọn Font chữ không được phổ biến cho lắm nên một số máy tính không đọc được, cho nên để trang blog đạt được nhiều hiệu quả hơn thì các bạn nên chuyển sang các font chữ như Time New Rorman hay Arial là hay nhất.
    Chúc trang báo của các bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường đấu tranh cho dân chủ ở VN.
    Thân ái!

    ReplyDelete
  2. Đất Nước Và Nhân Dân

    Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.

    Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.

    Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”.

    Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.

    Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.

    1:

    Từ thuở bé, con người đã gắn liền với đất nước mình qua lũy tre làng, dòng sông, bến đò, những bờ biển thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những danh lam thắng cảnh … tất cả, góp phần tạo ra tâm hồn, tính cách và tình yêu của mỗi người, từ đó hình thành những mối dây ràng buộc, nhờ thế mà khi có ngoại xâm thì cả dân tộc cùng đứng lên, đồng lòng đánh đuổi chúng, giành lại từng tấc đất, từng ngọn rau ….

    Đó là những điều có thật. Đã từng xảy ra. Những tấm lòng yêu nước, những hy sinh vì tổ quốc, những anh hùng dân tộc … tất cả đều có thật.

    Duy chỉ một điều nghịch lý, đó là: trong lịch sử nhân loại CHƯA BAO GIỜ ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN.

    Ngày xưa, khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù.

    Chỉ có Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, cùng nhau lên núi Thú Dương, hái rau độ nhật.

    Sau, có người đến bảo: “Nhà Chu đã trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, ăn rau núi này chẳng phải ăn rau nhà Chu ư?”.

    Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.

    Rõ ràng thời ấy người ta quan niệm sông núi, kể cả rau rừng đều “của nhà Chu” nào phải của nhân dân.

    Ngay cả hạt thóc là do mồ hôi nước mắt của nông dân làm nên mà cũng được gọi là “thóc nhà Chu” thì nhân dân còn lại gì?

    Trong bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt cũng xem đất nước Việt Nam là của vua chúa nhà Lý khi ông viết: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thì thật sự cũng đã “xí phần” cho triều đình hết rồi, còn gì cho đám dân đen nữa?!

    Thời phong kiến, đất nước là của nhà vua nên mới có cha truyền con nối, nên trung quân và ái quốc mới gộp làm một.

    2:

    Ngày nay người ta nói nhiều đến dân chủ.

    Có vẻ như đất nước không còn là của “nhà Chu” nữa, có vẻ như “Nam quốc sơn hà” không còn của “Nam đế” nữa.

    Vậy chắc là của nhân dân rồi!

    Thử xem có phải vậy không?

    Nếu cái đất nước giàu tài nguyên này, cái quê hương “rừng vàng biển bạc” này là của nhân dân, sao nhân dân nghèo khổ đến vậy?

    Tại sao?

    Sao những chàng trai nông thôn chân lấm tay bùn vẫn ở nhà tranh vách đất?

    Sao những cô gái quê phải lên thành phố bán thân?

    Sao bác phu xích lô vẫn còng lưng đạp mỗi ngày, sao lớp trẻ con nhà lao động phải nhễ nhại mồ hôi trong các khu chế xuất, các mỏ than, các nhà máy chế biến hải sản, lâm sản, nông sản … chỉ để kiếm chưa đến một trăm đô la mỗi tháng?

    Sao nhân dân lao động vẫn phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn chật hẹp?

    Nếu rừng là vàng, biển là bạc thì vàng ở đâu, bạc đi đâu, mà mỗi lần làm đường, xây cầu lại phải vay vốn ODA, vay vốn Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giớI … để xảy ra những vụ tham nhũng nhục nhã như PMU18, như vụ cầu Văn Thánh, như vụ PCI Nhật Bản … và hàng ngàn vụ khác?

    Nếu đất nước này là của nhân dân thì sao dầu mỏ khai thác nhiều như vậy mà dân không giàu? mà Đảng lại giàu?

    Nếu đất nước là của nhân dân sao lại chỉ có một nhúm các tập đoản tài phiệt phất lên nhờ kinh doanh rừng, biển, đất đai và lúa gạo … trong khi nhân dân thì bị cướp đất, rừng thì bị phá, thóc lúa thì bị thương lái ép giá, đẩy nông dân vào kiếp sống bần cùng?

    3:

    Có quá nhiều bằng chứng để nói rằng trong lịch sử chưa bao giờ đất nước là của nhân dân.

    Đất nước chỉ là của nhân dân trong các học thuyết, trong văn thơ, trong âm nhạc.

    Không phải của nhân dân.

    Đất nước chỉ là của nhân dân trong hoài niệm tuổi thơ, trong tâm tình chôn nhau cắt rún.

    Trên thực tế đất nước bao giờ cũng là tài sản riêng của giai cấp cầm quyền.

    Ngày xưa thì đất nước là của vua chúa, ngày nay đất nước là của các chính quyền.

    Còn nhân dân?

    Ngoại trừ số ít giàu có ở các đô thị lớn, đại đa số nhân dân lao động, công nhân, nông dân, công chức, tư chức ăn lương … chỉ có được một căn nhà nhỏ, một mái tranh nghèo, một cái ổ chuột tối tăm trong xóm lao động hay dưới gầm cầu.

    Những nhà hàng, những khách sạn sang trọng, những vũ trường xa hoa, những cửa hàng lộng lẫy kia không phải của nhân dân.

    Những khu đô thị mới, những resorts, những sân golf, những câu lạc bộ quần vợt, những cuộc thi hoa hậu liên miên kia … không bao giờ là của nhân dân.

    Những mỏ bô-xit, mỏ than, mỏ dầu trị giá hàng ngàn tỉ đô la kia, những lâm sản, hải sản vô tận kia … chưa bao giờ là của nhân dân.

    Nhân dân chỉ có cái tổ chim bé nhỏ của mình, nhân dân chỉ có vại cà, con mắm, củ khoai, rẫy bắp, chiếc xích lô đạp, chiếc xe máy để chạy xe ôm, để đi làm mỗi ngày.

    Nhân dân không biết nghe nhạc giao hưởng, không biết hát Opera, nhân dân chỉ biết rao: “Cháo huyết đây!” Bánh mì nóng giòn đây!” Báo mới đây!” “Mài dao mài kéo đây!” ….

    Nhân dân không có vé vào xem thi hoa hậu hoàn vũ hay xem trình diễn thời trang, nhân dân chỉ có năm ngàn đồng đủ trả một cuốc xe ra đứng đầu đường Huyền Trân Công Chúa và gọi: “Đi chơi không anh?”.

    Nhân dân không có ai bảo vệ, chỉ biết chạy trối chết khi bị công an đem xe tới xúc về đồn để “làm sạch thành phố”.

    Trong thời chiến, bao giờ nhân dân cũng bị xem như một thứ “tài nguyên”, một “nguồn cơ bắp dồi dào” sẵng sàng cung cấp cho chiến trường để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh mang danh nghĩa “giải phóng” “chống ngoại xâm” “thánh chiến” “vệ quốc” ….

    Tội nghiệp cho hàng trăm thế hệ những người lính đã ngã xuống trong các cuộc “chiến tranh thần thánh” ấy để rồi cuối cùng đất nước lại lọt vào tay một nhúm “đồng hương” chuyên nghề vơ vét.
    Đất nước đã bị cưỡng đoạt.

    Giờ đây, đối với nhân dân Việt Nam, nếu đất nước có còn được chút ý nghĩa, chính là vì nó đang ôm giữ trong lòng nó xương cốt của những người thân đã chết vì một lý tưởng hoang đường và một ước mơ không bao giờ có thật.

    4:
    Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa, rồi Trường Sa.

    Vài trăm người biểu tình bị đàn áp, bị bắt, bị đe dọa.

    Nhiều người hỏi tôi: “Sao không thấy ông viết về Hoàng Sa, Trường Sa mà chỉ viết về nhân quyền, về dân chủ?”.

    Chẳng lẽ tôi lại phải trả lời như thế này:

    “Vì hai hòn đảo ấy người ta đã dâng cho Tàu rồi. Ai đòi lại được? Mà nếu như có đòi được thì cái lãnh thổ giàu tài nguyên ấy cũng đâu phải của nhân dân. Hai hòn đảo ấy cũng sẽ là tài sản của những kẻ cầm quyền và bọn tài phiệt, cũng sẽ bị chúng chia chác nhau mà ăn thôi.”

    Đào Hiếu
    Về tác giả:Nhà văn Đào Hiếu, sinh năm 1946 ở tỉnh Bình Định, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1968. Tham gia phong trào sinh viên miền Nam chống Mỹ, ông sau năm 1975 làm việc tại báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ TP. HCM. Năm 2008, ông công bố trên mạng hồi ký Lạc Đường, gây nhiều tranh luận.

    ReplyDelete
  3. ABC Về Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền
    [Chúng Ta Học Được Dân Chủ Nhân Quyền Thế Nào]

    1. Tại Việt Nam hiện nay, các đoàn thể khác ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam không được học hỏi và sinh hoạt chính trị. Vì thế nhận thức tự do dân chủ không có điều kiện để phát triển, vì mọi người chỉ có thể nghĩ và làm theo chỉ dậy của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Việt Nam vì thế hiện nay thiếu điều kiện để đào tạo ra những lãnh tụ chính trị có tầm cỡ thích hợp với điều kiện của Việt Nam.

    Người Cộng Sản Việt Nam thường ru ngủ những xu hướng tự do dân chủ đa nguyên của dân chúng bằng cách đề cao trường hợp độc đảng của Singapore trong xã hội dân chủ đa nguyên. Nhưng trình độ nhận thức dân chủ và nhân quyền của người dân Singapore. Một lý do khác Đảng ấy cũng mị dân bằng cách nói rằng Đảng cũng mở rộng dân chủ, nhưng dần dần theo nhận thức trưởng thành của nhân dân.

    Nhưng với chính sách và guồng máy giáo dục như hiện đang được áp dụng tại Việt Nam, người dân chỉ trở nên ngu muội hơn, không thể mở mang trí tuệ tạo môi trường phát triển sáng kiến và tích cực hành động đóng góp cho xã hội.
    Các thế hệ thanh niên được giáo dục như thế chỉ bị giới hạn trong một khuôn thước ngày càng thụ động trong một guồng máy xã hội khép kín.

    2. Tại hải ngoại, người Việt Nam có tự do dân chủ đa nguyên, nhưng thế hệ đã trưởng thành ở Việt Nam mới nhập cư Hoa Kỳ chưa ý thức được thế nào là dân chủ để có nhận định quân bình và trách nhiệm trong ý nghĩ và hành động. Thế hệ đã trưởng thành ở Việt Nam có cơ hội ra nước ngoài, thường sống và hành động theo những sinh hoạt dân chủ chính trị trước kia tại Việt Nam Cộng Hòa. Trong ý thức tự do dân chủ trưởng thành như tại Phương Tây mọi người có tự do muốn nói gì thì nói, nhưng không mạ lỵ chửi bới bất kỳ ai và phê phán dễ dãi một cách vô trách nhiệm.

    Cách ứng xử của người sống tự do dân chủ phải chinh phục được thiện cảm của những người thoát khỏi chế độ ấy. Nhiều người dễ dàng chụp mụ người khác là Cộng Sản và ngăn trở người ấy hội nhập vào xã hội tự do khi chúng ta có những ý nghĩ và hành động còn độc đoán hơn đối với chính những người đào thoát để từ bỏ chủ nghĩa ấy.

    Dĩ nhiên, Cộng Sản Việt Nam trong hoat động đối ngoại chắc chắn cài người và nhân viên tình báo của mình vào để lũng đoạn hàng ngũ những người yêu chuộc cuộc sống tự do dân chủ không Cộng Sản, dưới nhiều hình thức như vượt biên, ra đi trong trật tự, trà trộn vào xã hội chống cộng hải ngoại.

    3. Thực ra trong một xã hội tương đối trưởng thành về dân chủ như tại Tây Phương ngay nay, Đảng Cộng Sản được hoạt động tự do như các chính đảng khác.
    Nhưng thực tế về sinh hoạt Cộng Sản ở khối Cộng Sản trước kia tại Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc, … đã làm mất uy thề với phong trào sụp đổ hang loạt các quốc gia bị khống chế bởi chế độ Cộng Sản.

    Nhờ đó người ta và nhất là dân chúng trong các Nước Cộng Sản cũ, nhận thức rõ ràng hơn về những mặt hay và dở của Đảng Cộng Sản. Vì thế sinh hoạt của Đảng Cộng Sản tại các quốc gia trong xã hội Phương Tây chỉ còn là một chính đảng có tác dụng ngăn ngừa những mặt tiêu cực của chính đảng đang nắm chính quyền.

    Từ khi Liên Âu công khai phê phán và "khước từ" chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản thì uy tín của chế độ này càng sa sút hơn nữa, chỉ chờ ngày sụp đổ hoàn toàn. Tại Việt Nam và một số nước, chủ nghĩa Cộng Sản thực sự đã biến chất, không cón là Cộng Sản đúng như những suy nghĩ của Karl Marx, hay ít nhất như những bài bản giáo điều về chế độ Cộng Sản có trong sách giáo khoa Mác-Lênin.

    Thực chất chế độ ấy đã biến chất thành một thứ chủ nghĩa quả đầu chế -- oligarchy -- một nhòm người chuyên quyền lãnh đạo xã hội bằng bạo lực, nhà tù, lừa đối và dung túng bản năng con người như mãi dâm, đĩ điếm và tham ô, ăn chơi vô đạo đức, không hơn không kém.

    Một Kết Luận.

    Muốn sống tinh thần tự do dân chủ, không ai trong con người quên các nguyên tắc cơ bản:
    - Tôn trọng con người, nên không dối trá, mà lương thiện với chính mình và người khác.
    - Không xử dụng tự do một cách vô đạo đức, vô trách nhiệm. Con người chỉ có tự do chính đáng để sống và giúp người khác sống chân chính làm người. Người chủ trương tự do muốn làm gì thì làm sẽ dẫn mình và người khác đến chỗ diệt vong.
    - “Đi một ngày đàng, học một sang khôn”. Nhưng những ai có mắt mà không biết nhìn, có giác quan mà không biết sử dụng, có trái tim mà không biết yêu, có trí tuệ mà không nhận thức được cái hay cái đẹp trên thế gian, thì người đó vẫn là kẻ ngàn năm sống trong bóng tối ngu dốt và nô lệ.

    Đỗ Hữu Nghiêm - Oakland, CA 4/3/2009

    ReplyDelete
  4. Tồn Tại Của Một Chính Đảng

    Chúng ta nghe nói nhiều về chính đảng, nhưng ít ai để ý đến một chính đảng thực thụ là gì và nên sinh hoạt thế nào cho hữu hiệu. Tôi chỉ muốn tham gia xới lên những nét chính yếu.

    1. Một chính đảng: Chính đảng là một đảng phái chính trị qui tụ và tổ chức quần chúng thành một đoàn thể hợp nhất nhằm đấu tranh dân chủ đạt đến mục đích tối đa là tham gia nắm chính quyền một phần hay toàn phần quản lý quốc gia.
    Nếu không đạt mục tiêu tối đa ấy, một chính đảng có thể tham gia vào nhiều loại hoạt động văn hóa xã hội ích quốc lợi dân: Huấn luyện, công tác xã hội, ….
    Kinh nghiệm của quá trình thành hình một chính đảng trước đây ở Việt Nam thường là xuất xứ từ một tôn giáo, một tổ chức thương mại, xã hội, quấn chúng nôn thôn hay thợ thuyền đề có quần chúng của tổ chức ấy hậu thuẫn.

    2. Chính cương: Tổ chức ấy nên có một lý tưởng chính trị -- tức là một chính cương -- xây dựng đời sống quốc gia theo đường hướng dân chủ. Chính cương vừa thể hiện lý tưởng vừa hoạch định chương trình làm việc của một chính đảng. Chính cương hay nhất là phải thích hợp nhuần nhuyễn với điệu kiện thực tế của quốc gia và thực thi nguyện vọng của quần chúng. Một chính cương đao to búa lớn mà không thực tiễn thì không tranh thủ được quần chúng ủng hộ.

    3. Một chíng đảng thường qui tụ, đoàn ngũ hóa các tầng lớp quần chúng thành nhiều tổ chức tập thể đồng nhất theo phái tính, trình độ văn hóa, độ tuổi để huấn luyện những người đóđể phân công hoạt động trong xã hội thích hợp với chính cương và chương trình hoạt động của đảng. Đó là các đoàn thể nam, phụ, lão, ấu, ….
    Chính đảng thường có các tổ chức hay công ty thương mai làm mạnh thường quân, yểm trợ tái chínhcho các loại hoạt động như văn hóa, chính trị và xã hội, quân sự, ….

    4. Liên minh dân chủ: Tôn trọng và liên kết với các chính đảng khác cho mục tiêu xây dựng quốc gia chung. Đây là mục tiêu đoàn kết cao đẹp nhất mà người Việt Nam thường không coi trọng trên đường đấu tranh tiến tới nắm chính quyền. Liên minh càng rộng thì càng đoàn kết dược mọi tầng lớp của các chính đảng thành mọt mối đấu tranh lảnh mạnh kiên trì và vững chắc với các chính đảng khác có chính cương không xây dựng như Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

    5. Phương thức đấu tranh chính trị dân chủ là phải hoạt động một cách lành mạnh, không phải bằng cách phân hóa mạ lị nhau,chửi bới nhau hay xuyên tãc mục đích chính đáng của người khác, mà thi đua hoạt động cho ích quốc lợi dân, không câu nệ chính đảng của mình. Phải thoát khỏi những việc làm ích kỷ cho tham vọng cá nhân hay đoàn thể mình.
    Cổ vũ hậu thuẫn quốc tế, như các chính đảng quốc tế, các tổ chức qLiên Hiệp Quốc, .... Đấu tranh bảo vệ chủ quyền chống các toan tính xâm phạm lãnh thổ quốc gia như trường hợp biên giới trên đất liền và tên biển cả như ở Việt Nam hiện nay.

    6. Hiện nay có bao nhiêu tổ chức ở hải ngoại và trong nước xứng danh là chính đảng. Người ta cần có một nghiên cứu nghiêm túc đứng đắn để thấy rõ thực tế này. Học hỏi thực ết hiện trạng các lãnh vực sinh hoạt của quốc gia: Tổ chức kinh tế văn hóa, xã hội, quân sự chính trị, …. Cần nắm rõ có bao nhiêu tổ chức hải ngoại để chúng ta có thể thống nhất trong một mặt trân liên minh dân chủ nhân quyền tiến tới thống nhất ý chí đấu tranh bằng nhiều phương thức khác nhau ở nhiều cương vị khác nhau.

    7. Hệ thống truyền thông hiên đại bao gồm truyền hình, truyền thanh, internet với hình ảnh, âm thanh, youtube, …. Báo chí sách vở, tác phẩm ấn hành vẫn là những phương tiện truyền thống hữu hình, có hiệu quả thực tế cổ vũ phong trào dân chủ cang rộng rãi càng tốt để có tối đa người nhận thức và tham gia.
    Đỗ Hữu Nghiêm - Oakland, CA 5/3/2009

    ReplyDelete
  5. Kính gửi: Các đồng chí uỷ viên Bộ Chính Trị,
    Đồng kính gửi: Thủ Tướng và các Phó Thủ Tướng Chính Phủ.
    Kính thưa các đồng chí,
    Lâu nay tôi không có thông tin, mãi đến gần đây được đọc thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng trăm ý kiến không đồng tình của các nhà khoa học, cán bộ và người dân ở khắp Bắc - Trung - Nam, tôi mới biết ta đồng ý cho Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên. Nguy hiểm quá ! Tôi cũng thấy những nguy hại như mọi người đã phát biểu: Tàn phá môi trường sinh thái, xâm hại rừng nguyên sinh, nguy hại cho đời sống của đồng bào dân tộc người Thượng, lưu độc cho các dòng sông phát nguyên hoặc chảy qua Tây Nguyên, ảnh hưởng rất xấu cho đời sống của người dân Nam Bộ sống dọc hai bờ sông Đồng Nai, có thể ảnh hưởng đến các công trình thuỷ điện phía Nam. Điều đáng lo hơn cả là an ninh quốc gia. Chúng ta đều biết Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam, nói thẳng ra là không phải để chống kẻ thù xâm lược nào, mà là đe doạ Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã nhanh tay chiếm Hoàng Sa từ tay Chính quyền Sài Gòn. Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào ?!
    Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý, còn Trung Quốc thì không. Vậy mà báo chí Trung Quốc dựng ra chứng cứ, luôn công khai xí hai quần đảo đó là của họ. Quốc vụ viện Trung Quốc (chính phủ) công khai công bố quyết định lập huyện Tam Sa. Trung Quốc có nhiều hành động rất công khai mà lại dỗ chúng ta im lặng không đưa vấn đề ra công khai, thật là vô lý. Chúng ta muốn sống hoà bình hữu nghị với Trung Quốc, tôi cũng muốn thế. Nhưng hữu nghị cũng phải đấu tranh thích hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của Tổ Quốc ta. Nếu lãnh đạo chưa tiện lên tiếng công khai thì cứ để báo chí, các nhà khoa học lịch sử đưa ra chứng lý, cứ để cho quần chúng biểu tình hoà bình, phản đối khi lãnh thổ Quốc gia bị xâm phạm, không nên dập đi tinh thần yêu nước của họ.
    Đành rằng các đồng chí có quyền, muốn làm gì cũng được, quyết định thế nào cũng được, nhưng cũng nên quan tâm dư luận, lắng nghe những lời phân tích lợi, hại, phải, trái mà suy nghĩ cân nhắc. Từ xưa đến nay, ở triều đại nào cũng vậy, chủ trương, chính sách ích quốc, lợi dân thì được dân ủng hộ, chủ trương chính sách sai trái tổn quốc, hại dân thì dân oán. Dân oán, mất lòng tin thì khó yên ổn và thịnh vượng được. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, “vua cũng nhất thời, dân vạn đại”.
    Thưa các đồng chí,
    Trên đây là những lời nói thẳng, tâm huyết của một đảng viên già 70 tuổi Đảng, đã gần đất xa trời, mong được các đồng chí xem xét.
    Kính chào,
    Nguyễn Trọng Vĩnh
    Số nhà 23, Ngõ 5, Phố Hoàng Tích Trí, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa,Hà Nội

    Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989. Trước đó ở trong quân đội: Chính uỷ Khu 1 (1947), cục trường cục tổ chức Tổng cục chính trị (1950), chính uỷ Quân khu 1 (1958), thiếu tướng (1959). Sau một thời gian làm bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá (1961-1964), ông trở lại quân đội: Đoàn uỷ Đoàn 959 kiêm phó ban Công tác miền Tây (CP-38). Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng (1960-1976). Tham gia cách mạng từ năm 1937. Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công hạng nhất. Từ khi về hưu, làm phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

    ReplyDelete
  6. Thân gửi quý bạn Sinh Viên,

    NHỚ NGÀY...
    1
    Nhớ ngày Vìệt Quốc (*) ra đời
    Nam Ðồng Thư Xã... một lời chung thân (*)
    Quyết tâm lập đảng Quốc Dân:
    Cứu nguy xã tắc, cứu dân khốn cùng...
    2
    Tám mươi năm (*) những tấm lòng
    Cùng Tâm Thức Việt tiếp dòng sử xanh (*)
    Biết bao chí sĩ đấu tranh
    Noi gương bất khuất hùng anh thuở nào.
    3
    Nước Nam độc lập chưa nào?
    Theo sau thảm họa...giặc Tàu lấn xâm
    « Tằm ăn dâu » của đất liền (*)
    Biển Ðông dậy sóng ... chẳng yên? Ðau lời!
    4
    Ngàn năm không đội chung trời
    Trường Sơn còn đó, vẫn còn Nam bang
    Chủ quyền lãnh hải rõ ràng (*)
    Còn con dân Việt, Trường Hoàng (*) còn kia!
    25.12.07

    Chú thích :
    (*) Việt Nam Quốc Dân Ðảng viết tắt là Việt Quốc. Sinh ra đời vào ngày 25.12.1927.
    (*)Trong cuốn sách Nguyễn Thái Học có đoạn ghi rằng : « Anh Học khi ấy học trường Cao đẳng Thương mai. với các anh em Cao đẳng, bọn « Nam đồng thư xã » chúng tôi thường liên lạc để làm các việc tuyên truyền , hợp với
    mục đích của chúng tôi. Ví dụ như truy điệu : cụ Phan Tây Hồ, cụ Lương Văn Can ; mở các lớp dạy cho anh em lao động học biết chữ quốc ngữ (các lớp học này, mở tại các trường tư trong các đô hội như Hà nội, Hải phòng, Nam định.

    Học sinh được phụ cấp bút, giấy. Sau bị nhà cầm quyền Pháp cấm chỉ). Vì thế chúng tôi quen với anh Học và sự đi lại mỗi ngày một thêm thân . Ðến cuối
    năm 1927, thì Anh cùng anh Mịch lên ở hẵn với chúng tôi. Chúng tôi đã trở nên những người « Ðồng xu cuối cùng » . Nghĩa là « còn cùng ăn, hết cùng nhịn ! » (Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống)
    (*) 1927- 2007
    (*)Tâm Thức Việt : những người đồng chí hướng cho Dân Chủ, Tự Do và Ðộc Lập của Nguyễn Thái Học vẫn tiếp tục nối bước theo di ngôn của Ông:
    « Chúng tôi chắc đi chết đây ! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa ! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công »
    (*) Trong nước cảnh đồng hóa đã nhan nhãn ở trường học, là một điều hết sức nguy hiểm và có thể đưa đến nạn vong quốc nếu toàn dân không thức tỉnh...
    (*) Theo văn thư của Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ấn Lai xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc lãnh hải Việt Nam. Ðó là cách trả nợ gián tiếp cho Hán Cộng về chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh phận của Tổ tiên Việt Nam
    (*) Trường Sa và Hoàng Sa

    ReplyDelete
  7. Thân gửi quý bạn Sinh Viên bào thơ:

    ÐÓA HOA MÁU

    Dân Lạc Việt, từ thời lập quốc
    Trải qua bao chiến cuộc thăng trầm.
    Vẫn sừng sững mấy ngàn năm,
    Vang lừng một cõi, cháu con Lạc Hồng...

    Thực dân Pháp ngông cuồng tự đại,
    Đâu khác chi vô lại một loài.
    Sáu mươi năm, một chuỗi dài,
    Người người sau trước quyết bài thực dân.

    Vì bạo ngược, vô luân quá độ
    Đày dân ta khốn khổ vô cùng.
    Máu da nhuộm thắm non hùng,
    Ngọn cờ Độc Lập vững vàng một phương.

    Dân tộc Việt trước phường thảo khấu,
    Đã bao phen tranh đấu không ngừng.
    Ví như Thư Xã Nam Đồng,
    Quyết vì đại nghĩa cho tròn chí nhân.

    Nguyễn Thái Học trái tim quả cảm,
    Gặp Va-ren trao bản điều trần:
    Bao nhiêu nguyện vọng tối cần,
    Mở mang dân trí, canh tân nước nhà.

    Nhưng bọn chúng dần dà kiếm chuyện,
    Dở thêm trò đê tiện hại dân.
    Đúng là một lũ thực dân,
    Xiết dân càng chặt, mọi phần khắt khe.


    Vì dân tộc nhất tề lập chí,
    Cùng anh em tính kỹ trước sau.
    Cuối năm Hai Bảy (1927) bắt đầu,
    Nam Đồng Thư Xã quyết trao tấm lòng.

    Lập nên Đảng trong vòng bí mật,
    Ðánh thực dân, vốn thật manh tâm.
    Phải cách mệnh, mới canh tân,
    Chung lòng giành lại giang sơn của mình.

    Nhân dịp lễ Giáng-Sinh trần thế
    Đảng Quốc-Dân tuyên thệ ra đời
    Thế thiên hành đạo cứu người
    Diệt loài cường bạo, người người cùng đi.

    Thực dân Pháp chỉ vì trục lợi
    Dân nguyện lòng không đội trời chung
    Quyết tâm một trận thư-hùng
    Dẹp quân xâm lược, đuổi phường thực dân.

    Sau vụ giết Ba-gianh bại lộ
    Pháp bắt đầu truy tố lung tung
    Trùng trùng mật thám vây lùng
    Bắt người vô tội hành hung đủ điều.

    Đảng tới lúc đối đầu trực diện
    Từ trung-ương cho đến hạ tầng
    Lo cho kế hoạch chu toàn
    Định ngày khởi nghĩa đuổi quân tham tàn.

    Mọi dự liệu sẵn sàng tử chiến
    Quyết hoàn thành tâm nguyện non sông
    Mang dân ra khỏi cùm gông
    Ngọn Cờ Cách-Mệnh sáng hồng lửa thiêng.

    Ngày khởi nghĩa dậy miền đất Bắc
    Mười tháng Hai (10-2), cờ phất tung bay
    Khắp trên tất cả kỳ đài
    Đất rung, núi chuyển, trời lay, biển gào.

    Máu Cách-mệnh tô cờ Độc-lập
    Hoa Tự-do rộ khắp ba Miề.
    “Không thành công cũng thành nhân!”
    Di ngôn Thái Học góp phần biểu dương.

    Dân tộc Việt một lòng nối chí
    Tuốt gươm thiêng, hùng khí: không hàng
    Ngày Yên-Bái, nhắc dân gian
    Nghiêng mình ngưỡng mộ một trang anh-hùng.

    Lên máy chém ung dung, tự tại
    Người từng người sắc thái oai-phong
    Mười Ba Thủ Cấp Anh Hùng
    Máu hồng lai láng đã phun pháp trường.

    Gương chính khí can trường, bất khuất
    Đầu từng người lần lượt rơi theo:
    “Việt-Nam vạn-tuế!’’ tung hô
    Mười Ba Dũng Sĩ ghi vào sử xanh.

    Dù chí lớn chưa thành đại nghiệp!
    Cứu muôn dân trên khắp ba Miền
    Lương dân thống khổ triền miên
    Thực dân đô hộ: xích xiềng, máu, xương.

    Gương bất-khuất con Hồng, cháu Lạc
    Trang sử Thiêng ghi tạc lòng son
    Gương xưa: bất khuất, trường tồn!
    Thời nay không để nước non suy tàn!
    Vĩnh Nhất-Tâm25.12.2000

    ReplyDelete
  8. Thân gửi quý bạn Sinh Viên bài thơ:

    NAM QUỐC SƠN HÀ

    Nước Nam sau trước cùng thiên hạ
    Thành quách ngàn năm vẫn giữ yên
    Phương Bắc đừng hoài ôm mộng phá
    Trời Nam hùng khí vẫn thiêng liêng

    Hãy nên ngẫm lại thời Minh, Tống
    Trận chiến Chi Lăng, thuở ấy nào:
    Mông, Hán một lần quân thủy táng
    Bạch Ðằng còn đó, đã quên sao?

    Mãn Thanh triều cuối, theo Minh sử ( )
    "Diệt Nguyễn, phò Lê" tưởng vững vàng
    Hai chục vạn binh như nước lũ
    Bảy ngày hồn phách thảy tan hoang

    Khôn thời...hãy trả ta biên giới
    Dân Việt còn đây, nợ phải đền
    Hán, Việt sơn hà riêng một cõi
    Ngàn năm sông núi dễ ai quên!

    Diệt xong nội tặc đâu vào đó,
    Khắp dãy trời Nam sẽ trổ hoa
    Dân-chủ, Nhân-quyền hoa rộ nở
    Dân giàu, nước mạnh đẹp sơn hà

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” *
    Vĩnh Nhất-Tâm
    (*) Trước thời Mãn Thanh là nhà Minh, đã từng dùng luận điệu giúp nhà Trần, nhưng khi chúng thắng Hồ Quý Ly thì chiếm luôn nước ta. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến đuổi nhà Minh và mãi cho tới hai mươi năm sau, Bình Ðịnh Vương Lê Lợi đã phải mất 10 năm kháng chiến đánh đuổi nhà Minh để thu hồi độc lập. Nhưng đâu phải dễ qua mặt được Ðại- đế Quang Trung, người anh hùng dân tộc đã tiếp bước tiền nhân viết lên trang sử đầy anh liệt như thê! .

    (*)Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Thái- úy Lý Thường Kiệt .

    ReplyDelete
  9. Thân Gửi quý bạn Sinh Viên nỗi lòng:

    ẢI NAM QUAN ÐÂU NHỈ?

    Ðồng bào ơi! Ai buôn dân bán đất?
    Ải Nam Quan vùng chiến lược địa đầu
    Dâng cho Tàu, ôi quả thật là đau
    Còn đâu nữa! Nam Quan ngàn năm trước.

    Hỡi các bậc sĩ-phu trong ngoài, nước
    Vì Tiền nhân xin cùng cất bước đi
    Ðã hết rồi! Vận nước rất suy vi!
    Chờ ai nữa? Ải Nam Quan đã biến!

    Ngô, Lê, Lý; Hậu Lê, Trần, Tân Nguyễn (Huệ)
    Ải Nam Quan là cửa tử quân thù
    Trải bao triều, phương Bắc đã trơ trơ
    Vì khiếp sợ chúng không hề bén mảng.

    Nay bọn ác, thứ phỉ quyền cộng sản
    Kẻ tội đồ đã giết hại nhân dân
    Ðất tổ-tiên đem đi bán từng phần
    Ai dân Việt không hận thù chứ nhỉ?

    Giờ đã điểm! Xin triệu người một ý
    Ý “đồng tâm” thuở “Hội Nghị Diên Hồng”
    Khắp trong, ngoài đặt chủ đích non sông
    Trên tất cả những lợi quyền riêng biệt.

    Chỉ có thế mới giữ tình bất diệt,
    Tình quê hương, tình không của riêng ai!!!
    Vinh Nhất-Tâm 30.04.2000

    ReplyDelete
  10. Thân gửi quý bạn Sinh Viên,
    Chúc tất cả các bạn Sinh Viên luôn chân cứng đá mềm để tìm thấy đâu là chính đạo của nhân giữ nước!
    Thân mến,
    Vĩnh Nhất-Tâm.

    MỘT CÕI RIÊNG TA

    Biển dâu nửa kiếp không dời đổi
    Một cõi riêng ta chẳng thẹn lòng
    Thiên hạ ra oai gầy sóng gió
    Ta thời đau xót nỗi lưu vong

    Tiếng thơ là cả hồn ta đó
    Hận đến thiên thu một góc trời
    Nước Việt kiêu hùng nay đổi dạng
    Giang sơn ba dải cũng tơi bời.

    Vĩnh Nhất-Tâm

    ReplyDelete
  11. gop y: bao sinh vien xin dung đi sâu van đề chống cộng và chính trị quá, không phù hợp. Các vấn đề chống lủ bán nước cong san và chính trị đã có nhiều người làm rồi, mong bao sinh vien yeu nuoc khéo léo dua cac thong tin lam sao thu hut duoc sinh vien hoc sinh.

    ReplyDelete
  12. Mỗi cá nhân có một quan tâm riêng. Học sinh, sinh viên không quan tâm đến chính trị thì làm sao có được mấy cuộc biểu tình chống Tung Của vừa qua ?

    ReplyDelete
  13. Cho tao chửi mày một tiếng.
    Thơ của Trạch Gầm

    Đ.Má, cho tao chưởi mầy một tiếng,
    Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu?
    Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng,
    Đảng của mầy, đéo mẹ… đảng tào lao.

    Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng,
    Cầm súng làm gì… chẵng lẽ hiếp dân.
    Tao không tin lính lại hèn đến thế,
    Lại rụng rời … trước tai ách ngoại xâm.

    Mầy vỗ ngực: anh hùng đầy trước ngõ,
    Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin
    “Môi liền răng” à thì ra vậy đó
    Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh.

    Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước,
    Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu.
    Thân phận mầy cũng là Lê, là Nguyễn
    Hà cớ gì.... mầy hèn đến thế sao!

    Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến,
    Mầy chết rồi, tao nghĩ chẳng đất chôn.
    Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi,
    Cứ đà nầy... chết tiệt còn sướng hơn.

    Đàn gãy tai trâu.... xem chừng vô ích,
    Giờ mầy nghe tao chưởi còn hơn không...

    ReplyDelete
  14. Nen van Minh va Lich su cua VN
    http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=27&Itemid=37

    ReplyDelete
  15. Hay tu hao dan toc va Nen van Minh va Lich su cua VN (tiep theo)
    Link:
    http://nguoivietboston.com/?p=3152

    Nhà văn Du Miên Lê Thanh Hoa ra mắt tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông”
    By anlac • Oct 2nd, 2008 • Category: Giới Thiệu Tác Phẩm, Văn Học Nghệ Thuật
    Bài: LÊ NGUYÊN BÌNH – TRẦN ÐÌNH MỸ – BÍCH LOAN
    Hình: TRẦN XUÂN THÀNH và các Thiện Nguyện Viên Thư Viện Việt Nam.
    Dư luận thật chộn rộn về một cuốn sách được hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ giới thiệu đầy cảm tình. Có lẽ cảm tình bắt nguồn từ tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp, vì tác giả là một nhà báo kỳ cựu, ông Du Miên (Lê Thanh Hoa).

    NGOẠN MỤC

    Trước các đồng nghiệp tại thủ đô tị nạn Little Sàigòn ngày 1 tháng 9 năm 2008, nhà văn Nguyễn Ðức Lập và nhà báo Du Miên đã dành cho báo giới một buổi tiếp tân, rất riêng tư.
    Ðó không phải là một cuộc họp báo mà đó là một bữa cơm do các chị thiện nguyện tại Thư Viện nấu ở nhà bưng tới, đặc biệt mời quý đồng nghiệp, để cảm ơn những đại diện truyền thông, những người đã yểm trợ sinh hoạt Thư Viện trong suốt 10 năm qua.
    Nhà văn Nguyễn Ðức Lập mở đầu buổi tiếp xúc cảm ơn đồng nghiệp bằng việc loan báo Thư Viện chuẩn bị phát hành một cuốn sách mới liên quan đến lịch sử và văn hóa Việt Nam.
    “Ðể hình thành tác phẩm này, tác giả và Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã dày công đọc, trao đổi, bàn bạc, so sánh chừng này sách và tài liệu cổ…”, nói tới đó thì 2 thiện nguyện viên Thư Viện mở tấm vải che màu xanh trên bàn để lộ ra một khối lượng sách, tài liệu Hoa ngữ, Anh ngữ và Việt ngữ.

    Sau đó, cả nhà văn Nguyễn Ðức Lập và tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa đã lần lượt trình bày quá trình nghiên cứu để hình thành tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông”.
    Các sách được trích dẫn làm chứng liệu lịch sử trong cuốn sách gồm:
    - Thượng Thư (còn gọi là Kinh Thư), là bộ sách cổ xưa nhất của nước Tàu, được Khổng Tử san định. Bản Thượng Thư Việt Ngữ của cụ Nhượng Tống dịch vào thập niên 1940.
    - Kinh Thi, là bộ cổ thi gom góp phong dao các nước, cũng do Khổng Tử san định. Bản Thi Kinh Tập Truyện Việt Ngữ do Bộ Giáo Dục Việt Nam Dịch trước 1975.
    - Sử Ký Tư Mã Thiên, bộ sử chính của người Tàu, 2 bản và nhiều bản dịch Việt ngữ truớc và sau 1975.
    - Kinh Xuân Thu, sử nước Lỗ, sáng tác duy nhất của đức Khổng Tử.
    - Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Ðề Yếu là bộ sách ghi mục lục toàn bộ các sách kinh, sử, tử, tập của người Tàu chứa trong “Tứ Khố Toàn Thư” là kho tàng trữ sách của triều Minh. Trong 4 loại sách nói trên, bộ Kinh gồm các sách do thánh hiền viết và tất cả những sách luận giảng tư tưởng của thành hiền; bộ Sử gồm tất cả các sách viết về lịch sử, dã sử, truyện ký, địa lý; bộ Tử gồm các trước tác của bách gia chư tử, tất cả các trước tác về học thuyết của bách gia chư tử, tất cả những sách viết về khoa học kỹ thuật như nông, y, thiên văn, lịch pháp, toán pháp; bộ Tập gồm tất cả các sách viết về văn học và nghệ thuật như văn, thơ, nhạc, họa các loại.
    Năm Càn Long thứ 37 (tức năm 1772), vua Càn Long xuống chiếu, mở 4 kho sách của nhà Minh, đem tất cả những sách cất giữ cẩn mật ra, lại kêu gọi mọi người trong nước gom sách cho triều đình. Nhà vua lại khiến các học sĩ trong triều tuyển chọn lựa lọc, hủy bỏ các sách bất lợi cho Thanh triều. Sau 10 năm, giữ lại 3,460 loại sách gồm 79.339 quyển, cũng chia thành 4 bộ: kinh, sử, tử, tập và cũng gọi là Tứ Khố Toàn Thư. Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh được sao thành 7 bộ và được cất giữ ở 7 nơi.

    Trong khi tuyển lựa sách, các học sĩ phải tóm lược ý tưởng từng pho sách, viết thành pho Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Ðề Yếu, tức mục lục của Tứ Khố Toàn Thư, gồm tên các sách, tóm tắt nội dung sách và nhân thân tác giả. Pho này cũng được sao thành 7 bộ.
    Vào tháng 10 năm 1983, Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Ðề Yếu được Ðài Loan Thương Vụ Ấn Thư Quán ấn hành lần thứ nhất ở Ðài Loan. Tháng 2 năm 2001, ấn hành lần thứ hai.
    Nhờ cuốn mục lục nầy mà TTNCVNVN tìm được một số các tác phẩm của người Việt hay liên quan đến người Việt, trong đó quan trọng nhất là tìm được trọn đủ các chi tiết cần thiết về bộ cổ sử Bách Việt Tiên Hiền Chí.

    - Bách Việt Tiên Hiền Chí (Lĩnh Nam Di Thư), của sử gia Trinh Bá Âu Ðại Nhậm, sử gia người Việt, làm việc trong triều Minh, đã dùng kỹ thuật “lách” tài tình để lưu lại lịch sử Bách Việt, kể chuyện các nhân tài, hiền sĩ người Việt có những đóng góp quan trọng trong nhiều lãnh vực, suốt triều Hán. Trong tác phẩm nầy, tác giả còn ghi rõ âm mưu thâm độc của người Hán: Mỗi khi đánh chiếm các nước, nhà Hán cho cắt đất, phân chia ra nhiều mảnh, đặt tên mới, xóa tên cũ, dùng đủ mọi thủ đoạn để dân bị xâm chiếm không còn nhớ đến nguồn gốc của mình.
    Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí trưng bày hôm nay cả bản chính bằng chữ Nho và bản dịch sang Việt Ngữ của giáo sư Trần Lam Giang, do Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam, Thư Viện Việt Nam ấn hành năm 2006.
    - Các bộ tự điển quan trọng nhất của người Tàu như:
    - TỪ NGUYÊN: bộ tự điển lớn của Tàu, khởi công biên sọan từ năm 1908 (nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự thứ 34). Năm 1915 xuất bản 5 phần Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu. Năm 1931 xuất bản Từ Nguyên tiếp theo, thành trọn bộ. Năm 1939 xuất bản Từ Nguyên Hợp Ðính bản, gồm phần xuất bản năm 1915 và phần xuất bản năm 1931. Năm 1949 xuất bản Từ Nguyên Giản Biên.
    - TỪ HẢI: Bộ tự điển lớn và có giá trị đáng tin cậy của Tàu do một số nhà giáo dục và học giả uy tín thời Trung Hoa Dân Quốc biên soạn thành.
    - THUYẾT VĂN GIẢI TỰ: Bộ từ điển do Hứa Thận đời Hậu Hán biên soạn.
    Hứa Thận tự là Thúc Trọng người ở Chiêu Lăng tỉnh Nhữ Nam, nay là phía đông huyện Yển Thành, tỉnh Hà Nam, được cử hiếu liêm, làm quan đến chức thái úy Nam Các tế tửu. Hứa Thận học thức uyên bác, người đương thời có câu “Ngũ Kinh vô song Hứa Thúc Trọng” (về Ngũ Kinh không ai bằng Hứa Thúc Trọng). Theo Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Ðề Yếu, Thuyết Văn Giải Tự được Hứa Thận viết xong năm Vĩnh Nguyên thứ 12 đời vua Hòa đế đời Hậu Hán (Tây lịch năm 100).
    Theo lời nói đầu của ảnh ấn phẩm tháng 11 năm 1963, Thuyết Văn Giải Tự được Hứa Thận khởi công biên soạn năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Tây lịch năm 100), đến niên hiệu Kiến Quang thứ 1 đời vua An đế (Tây lịch 121) mới hoàn tất.

    Ðây là một bộ giảng nghĩa ngữ vựng chữ Nho rất giá trị và rất cổ, cách nay (2008) gần 2.000 năm nên ý nghĩa các chữ cổ chưa bị thời gian làm thay đổi.
    Tống Thái Tông niên hiệu Ung Hy thứ 3 (Tây lịch năm 986) sai Từ Huyễn, tự là Ðỉnh Thần hiệu đính Thuyết Văn Giải Tự cho được ngăn nắp và súc tích hơn.
    - KHANG HY TỰ ÐIỂN: Thanh Thánh Tổ niên hiệu Khang Hy, vị vua thứ 6 nhà Thanh, ở ngôi 61 năm (1662 – 1723). Ông là một vị vua người Mãn, đô hộ Tàu và nổi tiếng uyên bác văn học Tàu. Nhận thấy Thuyết Văn chưa đủ và cách sắp xếp khó tra, Khang Hy bèn cùng một số học giả trong triều biên soạn một bộ tự điển, đặt tên là Khang Hy Tự Ðiển. Bộ tự điển này có giá trị rất cao, đến nay vẫn là nền cho các bộ tự điển cũng như từ điển khác.

    - Tập bản đồ bành trướng đế quốc Tàu của tạp chí National Geographic của Hoa Kỳ.
    - Bộ sử The Cambridge History of China (Vol. VII).
    Nội dung cuốn sách chứng minh một cách “nói có sách mách có chứng” – qua trích dẫn các nguồn sử liệu, tài liệu giá trị nói trên – xác định Việt Nam mới là suối nguồn của nền văn minh phương Ðông chớ không phải Tàu.
    Những chứng cứ trong sử liệu, tài liệu này còn cho biết chi tiết cho thấy người Tàu đã học của người Việt từ bao giờ và học những gì?
    Trong tác phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông”, tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa trưng các bằng cớ:
    - Vua Nghiêu cho quan đến tận đất Việt để học về thiên văn, phép làm lịch và chữ viết.
    - Vào thời nhà Chu, 1.000 năm trước Tây lịch, giữa nước Việt và nước Tàu hoàn toàn độc lập với nhau.
    - Tổ nhà Chu là Cổ Công Ðản Phụ cho 2 hoàng tử lớn sang đất Việt để học văn hóa và đem về dạy lại cho dân Tàu.
    - Vào thời Chu Vũ vương Cơ Phát họp các bộ tộc đánh Trụ, đọc “Mục thệ”, xác nhận tới lúc này, người Tàu còn là dân du mục trong khi đó tài liệu của National Geographic ghi rõ 5.000 năm trước Tây lịch dân Việt đã sống đời định cư và là giống dân trồng lúa đầu tiên trên thế giới. Khác biệt to lớn tới 4.000 năm này nói lên giá trị văn hóa tồn trữ của Việt tộc mới chính là suối, là nguồn mãi mãi của văn minh toàn cõi phương Ðông.
    - Kinh Thi với 25 bài phong dao trong Chu Nam và Chiêu Nam, căn cứ vào các sách cổ, tự điển cổ để phản bác lại sự chú giải thiên lệch, đầy chủ quan của Chu Hy (thời nhà Tống) và các học giả Tàu, xác định rõ 25 bài phong dao này là của Việt tộc, được Khổng Tử xử dụng nhằm dạy dỗ luân lý, đạo đức cho người Tàu. Ðể biết tại sao đức thánh Khổng đem phong dao Việt dạy cho người Tàu, tác giả trích dẫn 25 truyện kinh thiên động địa xảy ra trong triều đình nhà Chu và khắp các nước chư hầu thuộc nhà Chu trong thời Xuân Thu, trích từ sách sử do Khổng Tử và các sử gia cùng thời ghi lại.
    - Ðịa giới của nhà Chu chỉ lớn bằng một quận, huyện ngày nay chứ không phải to lớn vĩ đại như người Tàu sau này khuếch đại ra.
    - Bằng chứng người Tàu tàn độc xâm chiếm, đồng hóa các dân tộc khác để hình thành đế quốc Tàu như ngày nay.
    - Kiến trúc sư Việt Nam là người vẽ kiểu và chỉ huy hơn 100 ngàn nhân công xây dựng thành Bắc Kinh nổi tiếng khắp năm châu với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.

    ReplyDelete
  16. Hay tu hao dan toc va Nen van Minh va Lich su cua VN (tiep theo)
    Link:
    http://nguoivietboston.com/?p=3152

    Mời quý vị giở ra trang 44, nhà báo Du Miên trích từ cuốn Kinh Thư tức là cuốn sử cổ nhất Trung Hoa, gọi là Thượng Kinh hay Thiên Kinh, là sách ghi chép rất lâu từ đời thượng cổ từ vua Nghiêu Thuấn đến Tần Mục công do đức Khổng Tử san định, sắp xếp cho có thứ tự, và cũng dựa vào bộ sách này để giáo dục cho dân chúng, sau này tìm được 29 thiên mà cái thiên Nghiêu Ðiển tức là cái kho sách của vua Nghiêu, trong đó nói về thuật trị quốc và hành xử của vua Nghiêu. Và vua Nghiêu đã lo cho dân, nhất là về mùa màng. Vua Nghiêu đã ra lịnh cho một vị đại quan đặc trách về thời tiết mùa hạ là Hy Thúc đến đất Nam Giao tức là đất Giao Chỉ của chúng ta để học hỏi về Thiên văn, địa lý và cách làm lịch. Tôi xin đọc toàn đoạn nguyên tác bằng âm Tàu và đã được cụ Nhượng Tống dịch sang Việt ngữ từ năm 1940 “Lại sai Hy Thúc đóng ở Nam giao, sắp đặt các việc sinh hóa về phương Nam. Kính ghi ngày Chí. Ngày dài; sao Hỏa chập tối đỉnh đầu: để chính tháng giữa hè. Dân càng ở thưa. Chim muông thay lông, đổi da.”

    Và trong thiên “Mục thệ” (Lời thề của du mục) có ghi chép cho đến thời Chu Văn vương (1122 trước Tây lịch) người Tàu vẫn là dân du mục chưa biết định cư như Việt tộc trước đó cả 4.000 năm.
    - Kinh Thi: Ðây là bộ sách sưu tập phong dao các nước và được Khổng Tử san địn dựa vào giá trị đạo đức để răn dạy người dân. Lấy nhân đức mà tu thân, lấy việc sằng bậy mà xa lánh. “Bất Kinh Thi, vô dĩ ngôn”. Trong Kinh Thi, thiên Chu Nam và Chiêu Nam, Khổng Tử đã xác nhận nền văn hóa rực rỡ của Việt tộc đầy nhân ái hiền hòa, trọng luân thường đạo lý trong khi người du mục phương Bắc hung ác sống lang chạ dâm bôn.

    - Kinh Xuân Thu: Bộ sử nước Lỗ do Khổng Tử người nước Lỗ ghi chép hàng năm từ Chu Bình vương đến Chu Kinh vương (242 năm) mục đích để nhắn nhủ nhà vua và triều thần cũng như răn đe người dân một cách minh bạch “Chính dân định phận”. “Khổng Tử tác Xuân Thu, nhi loạn thần tặc tử.”
    - Sử ký Tư Mã Thiên: Ðây là bộ sử được coi là chính sử rất có giá trị của TQ. Thái Sử công Tư Mã Thiên biên soạn gồm 130 quyển và được ca ngợi văn viết thẳng và thực lục (đúng sự thật). Trong Chu Bản Kỷ, Tư Mã Thiên xác nhận Cổ Công (Ðản Phụ) cho hai con là Thái Bá và Ngu Trọng sang nước Việt cắt tóc xâm mình để học văn hóa Việt (Trưởng tử Thái Bá, Ngu Trọng tri Cổ Công dục lập Quí Lịch dĩ phó Xương, nãi thị nhân vong như Kinh Man, vấn thân đoạn phát, dĩ nhượng Quí Lịch…)
    Thái Sử công cũng xác nhận đời Chu Thành vương đã có sứ Việt Thường đến thăm nhà Chu, chính Chu Công Ðán lúc ấy đang nhiếp chính xác nhận Việt Nam bấy giờ không phải là chư hầu của nhà Chu.
    - Bách Việt Tiên Hiền Chí: đây là bộ cổ sử viết về nguồn gốc của Việt tộc. Tác giả là Trinh Bá Âu Ðại Nhậm làm quan triều Minh là người Việt viết về 106 vị tiên hiền Bách Việt. Tác giả tiết lộ những vị tiên hiền này đã có công lớn giúp vua Hán trị nước, xây dựng một nền văn minh lớn nhất gọi là văn minh Trung Hoa. Bộ sách đã được giáo sư Trần Lam Giang trong Ban Tu Thư của Thư Viện VN dịch ra Việt ngữ vào năm 2006.

    Sau đây là vài vị hiền sĩ tiêu biểu: Âu Dã Tử: người rèn kiếm quí, Phạm Lãi: tài ba lỗi lạc, lập công không đợi thưởng, Thái Luân: Người phát minh ra giấy cho nhân loại, Vương Sung: Triết gia, tác giả thuyết Luận Hành, Bao Hàm: Thầy dạy vua Tàu, Sử Lộc: chuyên viên về kinh đào, trước kinh Panama 2.000 năm.

    - Naional Geographic Magazine: đây là tạp chí Mỹ nghiên cứu về lịch sử, địa lý, khoa học kỹ thuật và những biến cố của thế giới. Tạp chí này đã trưng bày nhiều hình ảnh rất có giá trị trên lãnh vực khoa học nghiên cứu, đã cho chúng ta nhiều bản đồ của nước Tàu từ thời thượng cổ và qua nhiều giai đoạn bành trướng của đế quốc đại Hán. Tạp chí National Geographic đã xác nhận 5.000 năm trước Tây Lịch Việt tộc đã định cư ở châu thổ sông Trường Giang/Dương Tử và là bộ tộc đầu tiên biết trồng lúa (5.000 B.C.: Farmers along the Chang Jiang (Yangtse River) are the first to grow rice).
    - The Cambridge History of China: Ðây là bộ sử rất có giá trị ở phương Tây. Bộ sách này có nói về một kiến trúc sư người Việt tên là Nguyễn An được vua Minh Thành Tổ Chu Ðệ phong làm công trình sư trưởng toàn quyền xây thành Bắc Kinh trong 17 năm (từ 1404 – 1420). Bộ sách cũng cho biết kiến trúc sư Nguyễn An chết năm 1453, thọ 72 tuổi.

    Nhà báo Trần Lam Giang giới thiệu về tác phẩm:
    “Sự hiện diện của quý vị và các bạn ngày hôm nay là vinh dự và khích lệ cho anh em chúng tôi trong việc làm thiếu phương tiện và rất khó khăn. Trước khi phân tích các điểm của tác phẩm, tôi xin đọc một lời nhắn nhủ thiếu nhi của cụ Phan Chu Trinh, lời đó cũng nằm trong chủ đích của tác phẩm này. Cụ Phan Chu Trinh nhắn thiếu nhi mà năm nay tôi 69 tuổi tôi vẫn thấy rằng tôi còn phải học hỏi nhiều ở lời nói đó. Chắc cha ông chúng ta ở tuổi thiếu nhi thông minh sáng suốt thấu hiểu lịch sử thấu hiểu nhân loại hơn chúng ta nhiều. Câu của cụ: “Trước là hiểu lịch sử nước nhà, sau phải coi phong trào thế giới, làm sao là khôn, làm sao là dại, đâu là quốc túy nên giữ gìn, đâu là hại phải cắt đứt. Các anh bước tới một bước thì dân nhà nhờ một bước, các anh lạc một khoảng đường thì nước nhà lại bị nhận chìm mấy tầng địa ngục.”

    Tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông của tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa mới chỉ cố gắng góp một phần mà phần đó là một phần rất nhỏ so với dòng lịch sử, đó là hiểu lịch sử nước nhà còn phong trào thế giới thì quí vị truyền thông, các quí vị báo chí hàng ngày đã giúp nhiều rồi.
    Tại sao tôi nói là một phần rất nhỏ? Vì lịch sử của nước ta rất là to tát, càng gian lao càng khổ cực, càng máu xương càng to tát. Sách lịch sử ta chắc có lẽ chỉ thời đại Hùng Vương được sống an hòa, còn sau đó liên tục chiến tranh. Tôi nói thời đại Hùng Vương chắc có lẽ được an hòa vì mới đời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân sang xâm chiếm nước ta. Ông Lê Ngô Cát nói về anh hùng Phù Ðổng Thiên vương có kết luận rằng:
    “Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?”

    Chính cụ còn ngờ có hay không. Anh em trong Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, đặc biết là nhiệm ý Hán, chúng tôi tìm tài liệu và khẳng định rằng Phù Ðổng Thiên vương có bởi trong Hán Thư Bắc sử có ghi rõ rằng: “Vua Cao tông nhà Ân tên là Vũ Ðinh sang đánh nước Xích Quỉ 3 năm và họ đi vào cái kết luận rất là láo lếu: “cả thắng”. Họ thua mà họ ghi là họ thắng. Trong Kinh Dịch cũng ghi như thế. Tuy thế, Kinh Dịch chê nước lớn đi đánh nước nhỏ. Quí vị cũng biết, ông Lý Thường Kiệt đánh cho quân nhà Tống chạy cong đuôi thế mà sách Tàu láo lếu ghi rằng cả thắng cho nên Lý anh hùng tiến quân qua luôn đất Tàu chiếm luôn 2 châu cho họ biết mặt. Nhưng sử Tàu ghi họ cả thắng. Ông Trình Hy Xuyên phê bình điều đó trước triều đình. Tôi tin ông hiền triết hơn là những ông làm sử chính trị. Lời của ông Trình tử ghi rằng: “Vô cớ nước lớn đánh nước nhỏ, đó là một điều nhục. Ðánh nước nhỏ mà thua, nước nhỏ đánh cho chạy là điều nhục thứ hai. Và điều nhục thứ ba to lớn nhất là thua rồi mà về ghi rằng thắng. Xin nhà vua xét lại.” Tôi tin ông hiền triết hơn và tôi nghĩ cái chuyện họ ghi rằng họ đánh thắng Phù Ðổng Thiên vương của mình là họ cũng láo lếu…

    Trong tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông, hai chữ “suối nguồn”, một người bạn tính yêu cổ kính và nghiên cứu nhiều của tôi chê rằng Du Miên nó trẻ mà sao viết về cổ kính mà sao là “Suối nguồn”? Tôi không cãi nhưng hôm nay tôi trình bày để anh bạn đó đang ngồi ở đây lắng tai mà nghe. Suối nguồn là tác giả muốn nói rằng văn minh phương Ðông bắt nguồn từ Việt và cái nguồn ấy mạnh mẽ tuôn trào và tuôn trào mãi… Du Miên nói rằng đức thánh Khổng có 1 công to tát là truyền bá đạo làm người để con người sống với nhau cho đúng nghĩa. Một trong những tài liệu quý báu mà ngài đem về dạy cho người Trung Hoa đó là Kinh Thi, phần Quốc Phong thuộc Chu Nam và Chiêu Nam ngài đã lấy của giống Việt ở phương Nam. Trong tác phẩm, Du Miên phân tích, lấy tài liệu chi tiết “chu” nghĩa là gì? “Nam” nghĩa là gì? “Chiêu” nghĩa là gì? “Chiêu Nam” nghĩa là gì? Ðồng thời Du Miên phân tích, đức thánh Khổng ngài ở phương Bắc và nói rằng, nhiều tác giả nói rằng đây là của nhà Chu. Nhà Chu vốn xuất thuân du mục, mà tác giả có trình bày, vùng sa mạc du mục làm gì có sông Trường Giang mà ở đây (Kinh Thi – Chu Nam và Chiêu Nam) nói nhiều về vùng Trường Giang, sông Trường Giang tức sông Dương Tử. Những câu thơ này đều là những câu ở sông Trường Giang Dương Tử, quê hương gốc, địa bàn gốc của giống Việt. Ở trong sách này tác giả Du Miên cũng phân tích chi tiết về giống Việt. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cái điểm 2 cái thiên mà đức thánh Khổng coi là quan trọng và giá trị nhất trong Kinh Thi chính là ở vùng đất Việt. Và có một điều ông Chu Hi nói rằng đức của Văn vương rộng lớn quá đến giống Việt ở phương xa hưởng cái đức đó mà cũng trở thành cao quý và làm được thiên Chu Nam, Chiêu Nam thì tôi thấy 1 điều nói hơi quái lạ sao mà ở xa mà cái đức của ông Văn vương truyền đến được trong khi chính nước ông Văn vương ở và những nước chung quanh thì lại man rợ, dâm ô và Du Miên trích những cái man rợ, dâm ô kia ở các nước chung quanh nhà Chu và chính nước Chu nữa để chứng minh rằng sao họ không lo cho họ trở thành tốt mà nước ở đàng xa mà họ dạy được? Hoặc giả có lẽ dân Tàu ở cái vùng phương Bắc dốt quá cho nên ngài Văn vương không dạy nổi và người Việt thông minh quá mới thoáng nghe thì nó tốt lên ngay, điều đó khó tin quá. Ðó là về Kinh Thi.

    Nói về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa của người Việt, nhiều người đến bây giờ cũng vẫn nói rằng VN mình có cái gì, cái Chùa Một Cột bé tí ti trong khi người ta có những công trình như Kim Tự Tháp có những Tử Cấm Thành… Triều Nguyễn mới có những lăng tẩm. Thật ra tổ tiên chúng ta ý thức rằng phải đối đầu với một nạn xâm lăng đến từ phương Bắc. Họ đến đốt sách, tịch thu sách quý đem về Tàu, phá đền đài bi chú. Có người nói rằng họ giỏi như vậy làm gì họ phải tịch thu sách của ta đem về Tàu. Ðiều đó chúng ta không thể bàn cãi, đã có dẫn chứng trong bộ Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Ðề Yếu do 30 học giả của vua Càn Long tóm tắt và trình lên nhà vua. Thư Viện VN thu góp toàn bộ, mua khó khăn lắm mà vẫn tìm cho ra, và ở trong đó thì họ ghi vì nhà Thanh họ không ngán gì nhà Hán, nhà Hán giết họ không sợ mà, họ ghi rõ nhiều cuốn Tàu ăn cắp của chúng ta trong đó. Chúng tôi đang cố làm công cuộc dịch thuật những tài liệu này. Ông cha chúng ta có văn hóa cao nhưng không để văn hóa vào cục gạch. Ông cha chúng ta có văn hóa cao nhưng không truyền văn hóa bằng cách hút xương máu của quốc dân, xây những đền đài cho thỏa mãn cái giai cấp cầm quyền mặc cho dân khổ. Cho nên dấu tích của cha ông chúng ta đẹp mà nhỏ thôi. Chùa Một Cột đẹp, ai nói xấu tôi chắc người đó không có óc về thẩm mỹ. Chùa Một Cột nhỏ vì không muốn tốn xương máu. Công trình của vua Lê Lợi to tát, quét giặc ra khỏi đất nước nhưng nhà vua dặn đúc một pho tượng bằng em bé lên ba, xây cái cột cao dựng đài lên, chắc có vị nhớ cái tượng thờ Ngài ở hồ Hoàn Kiếm Hà Nội… Không xa xỉ, không xây cất to tát không có nghĩa là không biết xây cất to tát. Du Miên chứng minh điều đó. Tàu hoang phí, Tàu to tát, Tàu không có khả năng về thẩm mỹ, Tàu phải nhờ ông Nguyễn An, thái giám người Việt vẽ kiểu và chỉ huy công thợ xây thành Bắc Kinh để ngày nay họ khoe với thế giới. Khoe mà không biết xấu hổ bởi vì anh không làm được, anh cướp của dân anh để anh khoe cái đẹp bằng xương máu của những người lương dân thấp cổ bé miệng… Tôi đã được đến lăng vua Ðinh Tiên Hoàng, gọi là lăng thì cũng không đúng tuy dấu tích còn nhưng chung quanh chỉ còn thềm đá, lăng vua Hùng cũng nhỏ, lăng mộ vua An Dương vương cũng nhỏ tí xíu mà thôi. Lăng vua Triệu Ðà cũng nhỏ xíu nhưng rất đẹp. Cho nên cái đẹp không phải là sự to, xây to. Nó đẹp không phải là lấy máu xương của người ta…
    Cuối sách Du Miên trình bày công trình văn minh thực tế đời xưa do người Việt làm nên và người Trung hoa ghi vào sách và nhận là của họ. Du Miên trích dẫn một số tài liệu do tôi dịch từ cuốn Bách Việt Tiên Hiền Chí. Tôi vẫn xin nhắc lại tài liệu này đối với lịch sử, đối với văn hóa, đối với văn minh của dân tộc nó là một tài liệu nhỏ bé nhưng quả là có góp công nhỏ bé. Mong tất cả quý vị ở đây cầm tài liệu. Cũng mong quý vị ở đây mỗi người góp một phần nhỏ bé thì sẽ thành to tát đối với lịch sử và dân tộc…”

    ReplyDelete
  17. Hay tu hao dan toc va Nen van Minh va Lich su cua VN (tiep theo)

    Cổ Sử ‘Bách Việt Tiên Hiền Chí’

    http://www.vietmedia.com/news/images/news/NguoiVietHaiNgoai/1605.jpg

    Vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật 10/9/2006 này, Thư Viện Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt ra mắt bộ sử cổ "Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư".

    Ðây là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554). Ðược sử quán nhà Minh và nhà Thanh coi là tài liệu lịch sử xác đáng dùng làm tài liệu để các sử gia Trung Hoa nghiên cứu và trích dẫn khi viết sử. Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang.

    NỘI DUNG ÐỘC ÐÁO

    Toàn sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện.

    Những nhân vật tiêu biểu được sử gia Âu Ðại Nhậm ghi nhận, trước hết là vua Ðại Vũ. Sử quen gọi là vua Vũ trị thủy, vị vua sáng lập ra nhà Hạ. Vua Vũ là người Việt.

    Các khai quốc công thần nhà Hán như Hàn Tín, Mai Thừa, Anh Bố, Văn Ông, Tiêu Hà, Tào Tham cũng là người Việt.

    Thái Luân, người phát minh ra giấy viết ngày nay chúng ta xử dụng, người Tàu lấy làm hãnh diện là 1 trong tứ đại phát minh mà người Trung Hoa góp vào văn minh nhân loại. Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí, Thái Luân là người Việt.

    Chưa hết, nhân vật Nhâm Diên (Tích Quang - Nhâm Diên) được sử Tàu dựng lên làm người cùng Tích Quang dậy dân ta cấy cày. Bách Việt Tiên Hiền Chí chỉ ra tiên hiền Việt tộc xuất chúng được Nhâm Diên bái làm thầy.

    Sử gia Âu Ðại Nhậm viết: "Theo sách Nhất Lưỡng Hán Dư Ðịa Chí, Cối Kê bị chia thành hai phần: Ðan Dương và Dự Chương. Một phần thuộc cảnh giới Ngô, một phần thuộc cảnh giới Việt. Vốn xưa Cối Kê chỉ là đất của Việt, miêu duệ vua Hạ Vũ cai trị đất này. Từ sau biến cố lìa tan, đến định cư trên miền duyên hải Giang Nam, kẻ làm vương người làm quân trưởng, dòng dõi Bách Việt sinh sôi đông đảo, sống đời hạnh phúc, nức danh tươi tốt ở đây. Ðấ nước của các quân trưởng, xa, đến tận Nam Hải, Quế Lâm. Từ Hán về sau, để tiện việc cất quân đánh chiếm, đã vẽ họa đồ phân chia Việt thành châu, thành quận lấy lệ mà thôi. Tên đất cũng là tự ý đặt, sai khác khá nhiều với tên đích thực. Nay muốn viết cho được đúng đắn, phải dùng sử sách của người bản xứ. Ðơn cử thí dụ, chẳng hạn như đất Lư Phượng, Hoài Dương, nhà Hán gọi bừa là quận Ðông Hải, quận Hoài Lâm. Tuy sách Hán Chí có vẽ bản đồ, phân định biên cương của Ngô-Thục; cũng vẫn chỉ là: vẽ cho có vẽ, không đúng sự thực..."

    CHÚ THÍCH CÔNG PHU

    Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách "lách" (viết lách mà lỵ!) tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người Tàu với dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa.

    Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào "Tứ Khố Toàn Thư", là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh.

    Như đã nói ở phần trên, nhà Hán đã chia cắt đất bị chiếm (của Việt tộc) ở phía Nam sông Dương Tử, đặt tên mới, xóa tất cả dấu vết cũ nên việc tìm hiểu tên người, tên đất cần phải tra cứu rất nhiều sách, nhất là các sách có bề dày lịch sử.

    Ngoài các bộ chính sử Trung Hoa, giáo sư Trầm Lam Giang còn tra cứu thêm nhiều sách trong Tứ Khố Toàn Thư, các bộ từ điển, tự điển uy tín Từ Hải, Khang Hy cho đến các bộ sách lưu hành rất giới hạn như Thủy Kinh Chú, Sơn Hải Kinh... để chú thích, dẫn giải toàn bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, Lĩnh Nam Di Thư.

    IN CẢ CHỮ NHO

    Công trình dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang đã giúp Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư thành chứng liệu lịch sử để con cháu hãnh diện là người Việt.

    Tại vì ... sao?

    Từ trước đến nay, chúng ta thường có niềm tự hào là người Việt nhưng khi con cháu lớn lên ở xứ người, với lối giáo dục của xứ sở mới, chúng thường muốn có cái gì cụ thể để hãnh diện là người Việt Nam. Vì hoàn cảnh, các bậc cha anh không thỏa đáng ao ước của con cháu.

    Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư là chứng liệu lịch sử đáp ứng nhu cầu này, cho mọi gia đình.

    Sách được dịch sang Việt ngữ, chú thích công phu (nội dung chú thích dày hơn nội dung tác phẩm) và hơn thế nữa, đã in toàn bộ nguyên tác, bằng chữ Nho, để "nói có sách, mách có chứng". Mọi người mạnh dạn chỉ cho con cháu bằng chứng để hãnh diện là người Việt.

    ÐƯỢC QUAN TÂM ÐẶC BIỆT

    Bách Việt Tiên Hiền Chí được viết từ hơn 500 về trước. Mãi đến ngày nay mới được dịch sang tiếng Việt. Công việc truy tầm nguyên bản, so sánh, đối chiếu cũng như dịch và chú thích cũng mất một khoảng thời gian khá dài, trên dưới mười năm. Ðó là chưa kể công việc lần theo các sử liệu có đề cập đến tác phẩm - là gợi ý tiên khởi - trong sử liệu Việt Nam trước đây.

    Cách đây hai năm, giáo sư Trần Lam Giang chính thức loan báo việc dịch và chú thích đã vào giai đoạn cuối. Nhiều nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến lịch sử, văn hóa dân tộc đã khấp khởi mừng thầm, nô nức khích lệ. Hòa thượng Thích Chơn Thành, vị tu sĩ am hiểu chữ Nho của cha ông để lại, đã vui mừng tiếp hơi bằng cách góp 1.500 Mỹ kim vào quỹ ấn loát để cuốn sách sớm trình làng.

    Trong buổi sinh hoạt ra mắt sách tại Thư Viện Việt Nam vào chiều Chủ Nhật 10 tháng 9 này, quan khách sẽ được nghe phần góp ý quý giá của các chuyên gia về chữ Hán cũng như một số nhà nghiên cứu, giáo dục Việt Nam. Nhân dịp này, Thư Viện Việt Nam kính mời đồng bào cùng đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm quan trọng này.

    http://www.vietmedia.com/news/?L=grabstory.html&Cat=NguoiVietHaiNgoai&ID=1605

    ReplyDelete
  18. Hay tu hao dan toc va Nen van Minh va Lich su cua VN (tiep theo)

    Cổ Sử ‘Bách Việt Tiên Hiền Chí’

    http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=6189

    ReplyDelete