Thursday, March 5, 2009

Nghề Báo

NGHỀ BÁO CẦN CÓ CÁI "TÂM" VÀ TRÁCH NHIỆM
Hoàng Kim

Từ xưa đến nay việc truyền tải thông tin trung thực là tối cần thiết với loài người. Một tin tức sai lệch có thể khiến người ta hiểu lầm dẫn đến hành động không chính xác.

Từ thời xưa việc truyền tin còn khó khăn, người đưa tin phải mất nhiều ngày đường mới đem được tin đến tay người nhận và đây chính là tiền thân của báo chí. Từ thế kỷ 19 trở về sau, báo chí phát triển mạnh mẽ ở trên thế giới, nhiều tạp chí đã xuất hiện hoà chung với xu thế mới ở Việt Nam cũng xuất hiện những tờ mà lúc đó (Thời Pháp thuộc) người ta thường gọi là "Nhật trình". Dần dần đài phát thanh xuất hiện và sau đó là đài truyền hình. Từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay với sự phát triển của tin học và công nghệ thông tin việc truyển tải thông tin chỉ cần một cái nhấp chuột là chúng ta có thể biết được mọi diễn biến ở Việt Nam và trên thế giới cùng với những phương tiện thông tin truyền thống như phát thanh và truyền hình đã giúp cho nhân loại không còn bị lạc hậu.

Những đài có uy tín hiện nay phải kể đến BBC( gồm truyền thanh và truyền hình ), CNN ( truyền hình), VOA (truyền thanh), RFA (truyền thanh)...đã góp phần chuyển tải tin tức đến những nơi xa xôi. Ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, mọi thông tin đều bị bưng bít. Các đài Phát thanh nươc ngoài có phát tin bằng Việt ngữ thường bị phá sóng. Dân Việt chúng ta chỉ có thể nghe những thông tin một chiều từ các cơ quan truyền thông nhà nước nhưng thường bị sai lệch, hoặc cắt xén.

Từ khi tin học phát triển những tin tức của nhà nước Việt Nam đều bị vạch mặt. Người ta có thể biết được Phong trào Dân chủ đang dâng cao từ Hải Ngoại cho đến Quốc nội, với sự phát triển của tin học, chúng ta có thể biết được việc đặc công Nguyễn Văn Trỗi bị tử hình qua một đoạn video clip trên youtube và không hề có việc anh Trỗi giật mảnh băng che mắt như lịch sử Việt Nam (CS) đã dạy. Thông qua các Diễn Đàn Hải Ngoại, sinh viên học sinh thời nay biết được hình tượng Lê Văn Tám là không có thật do lời thú nhận của ông Trần Huy Liệu. Chúng ta có thể biết được những cuộc đấu tranh đòi đất tại giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ qua các cơ quan truyền thanh ngoại quốc phát thanh băng tiếng Việt. Việc Đảng Cộng Sản Việt Nam ký công hàm nhượng đảo biển bao nhiêu năm qua cũng bị khui ra ánh sáng.

Dưới chế độ Cộng Sản, người làm báo là công cụ của chế độ. Họ viết báo theo chỉ thị của Đảng và nhà nước. Những cái tốt giả hiệu hoặc cố tình đánh bóng cho Đảng được đề cao. Nào là "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nào là "đường lối của Đảng Cộng Sản là ưu việt", nào là "đỉnh cao trí tuệ", nào là khẩu hiệu " công bằng dân chủ văn minh"...những cái xấu xa, mục rữa thì hoàn toàn bị dấu nhẹm. Vụ PMU 18, vụ Huỳnh Ngọc Sĩ với PCI v.v...được những nhà báo có lương tâm đưa lên công luận thì bị bỏ tù như các nhà báo Nhà Nước Nguyễn Việt Tiến (Báo Thanh Niên), Nguyễn Hoàng Hải (Tuổi Trẻ), nhà báo Tự Do như ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày),....Họ chính là những nhà báo có lương tâm nên đã đứng lên dám nói sự thật thối nát, của một đất nước đầy bất công, tham nhũng và độc tài.

Họ là những người có cái tâm và trách nhiệm với xã hội. Dù họ đã từng là Đảng viên, là tổng biên tập của những tờ báo Nhà Nước hay là những nhà báo tự do, tuy quan điểm ý thức hệ có khác nhưng họ chính là những nhà báo thực sự có cái tâm và trách nhiệm.

Sài Gòn, ngày 2/03/2009
----------------@_________

VÌ SAO HỌ LẠI NÓI DỐI?

Ngày xưa khi tôi còn đi học
Nghe thầy giảng bài như nghe lời vàng ngọc
Thầy dạy chúng tôi yêu nước thương nòi
Thần tượng của lũ trẻ chúng tôi là anh bộ đội
Tôi học sữ biết anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
Trước pháp trường hiên ngang giật phăng mảnh băng bịt mắt
Hô vang:"đả đảo! Việt Nam muôn năm"

Một Lê Văn Tám
Tẩm xăng đốt mình chạy khắp kho xăng
Trận Mậu Thân quân dân sát khí đằng đằng
Đánh thắng Mỹ vì chúng gây tội ác.
Khi lớn lên mới biết lịch sử Việt Nam chỉ toàn khoác lác
Anh Trỗi không hiên ngang như vậy
Một đoạn phim cho tôi thấy
Anh ra đi đã tè ướt quần dài vì sợ
Tay trói chặt băng bịt mắt làm sao mà mở


Một trẻ thơ
Do ông Trần Huy Liệu dựng lên hình tượng Lê Văn Tám
Họ lừa dối thế hệ trẻ đã bao năm
Tôi từng nghe dân Mỹ Lai chết thảm
Mà chẳng hề hay Cộng quân năm Mậu Thân tàn sát dân lành
Hỡi thanh niên các em, các chị các anh!
Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục bị lừa dối

Ai gây ra tội lỗi?
Ai đổ tội cho ai?
Dân ta đói nghèo không có tương lai
Làm sao có:"tự do, hạnh phúc"
Hãy đứng dậy đập tan tù ngục!
Hãy đem về độc lập tự do!
Đem nền dân chủ ấm no
Góp tay xây dựng chung lo cho đời
Cùng nhau tiến bước bạn ơi!

Sài Gòn 2-3-2009.
Hoàng Kim

3 comments:

  1. Anh Không Chết

    Sau Hiệp Định Geneve 1954 chẳng bao lâu, bộ phim "Chúng Tôi Muốn Sống" ra đờị Muốn sống, chúng tôi phải xa lánh xã hội Miền Bắc. Nơi đó hồi bấy giờ đã biến thành một đấu trường điên đảo: Con cái đấu tố cha mẹ, vợ -- chồng, anh -- em đấu tố lẩn nhaụ Muốn sống, chúng tôi phải di cư vào Miền Nam Việt Nam, vùng đất của tự do và công bằng, của ấm no và nhân bản.
    Trong chiến tranh Việt Nam trước 1975, vô số anh hùng liệt sĩ đã hiên ngang gục ngã để mở đường cho dân chủ nhân quyền vươn mình lớn mạnh. Mỗi một gục ngã vừa kể là một đau đớn vô hạn đối với quần chúng nhân dân đang sinh sống an bình tại các hậu phương rộng lớn. Những đau đớn vô hạn kia quấn quyện vào nhau, mở rộng và dâng cao dần để bật lên thành lời hát thiết tha:
    "Anh, Anh không chết đâu Em,
    Anh chỉ về với mẹ mong con.
    Anh vẫn sống thênh thang
    Trong lòng muôn người biết thương đời lính ! ..."
    (Nhạc và lời Trần Thiện Thanh).
    Văn Hóa Việt Nam là Văn Hóa "Chúng Tôi Muốn Sống". Văn Hóa Việt Nam là Văn Hóa Yêu Cuộc Sống đến độ phủ nhận ngay cả cái chết: "Anh, Anh không chết đâu Em. Anh chỉ về với Mẹ mong con". Thế nhưng, thời gian gần đây, tại Hải Ngoại có một số người Việt Nam lại viện dẫn nhiều lý do khác nhau để buộc một người phải chết mặc dầu "nạn nhân" đã nhiều lần xác định: "Tôi chưa hề chết. Tôi vẫn đang sống". Câu chuyên "Anh Không Chết" có nội dung như sau:
    Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nam, Bắc Phần, Việt Nam.
    Từ 1961 đến 1964: Lần thứ nhất Nguyễn Chí Thiện trở thành "Khách Hàng" trẻ tuổi của nhà tù CS Hà Nội theo kiểu "Học Tập Cãi Tạo" tại miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975.
    Từ 1966 đến 1977: Lần thứ hai Nguyễn Chí Thiện ở tù vì bị tình nghi "Làm Thơ Chống Đảng".
    Ngày 16/7/1979 Nguyễn Chí Thiện mang tập thơ "Hoa Ðịa Ngục" bứơc vào tòa đại sứ Anh quốc tai Hà Nội để nhờ nơi này phổ biến tập thơ đó đi khắp thế giới. Sau khi rời tòa đại sứ Anh, Nguyễn Chí Thiện bị đưa thẳng vào nhà tù. Ðây là lần thứ ba Nguyễn Chí Thiện ở tù CS. Chuyến tù này kéo dài từ 1979 đến 1991. Dĩ nhiên Nguyễn Chí Thiện phải trả giá bằng những cực hình khắc nghiệt về tội đã dám mắng Hồ Chí Minh bằng những lời lẻ gay gắt nhất. Bên cạnh những cực hình kia, một tin tức kỳ lạ, có tính định mệnh đã đến với đời sống của Nguyễn Chí Thiện. Năm 1987, nhà xuất bản Robert Laffont, Paris 1987 đã cho ra đời tác phẩm mang tên "Cruel Avril" của tác giả Oliver Tođ. Trang 418 của tác phẩm này ghi rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã chết trong tù vào mùa hè năm 1987. Dĩ nhiên Nguyễn Chí Thiên không hề hay biết gì về tin tức kia vì lúc bấy giờ ông đang ở trong trại tù CSVN.
    Năm 1991, sau 27 năm tù, Nguyễn Chí Thiện ra khỏi nhà tù. Ngày 01 tháng 11 năm 1995 Nguyễn Chí Thiện tới Hoa Kỳ theo chương trình vận động đặc biệt của một vị Bác Sĩ người Mỹ gốc Nhật tên là Norobu Masuokạ Vị bác sĩ này trước đó, đã đưa vào Mỹ thiếu tá không quân Nguyễn Quý An, nhà văn Ðặng Chí Bình.
    Chưa kịp làm quen với đất nước Hoa Kỳ, Nguyễn Chí Thiện đã phải hứng chịu những tố cáo mạnh mẽ từ nhóm Vạn Thắng. Rằng Nguyễn Chí Thiện tới Mỹ là Nguyễn Chí Thiện giả, Nguyễn Chí Thiện thật đã chết trong tù. Rằng Nguyễn Chí Thiện giả đã mạo nhận là tác giả của Hoa Ðịa Ngục. Rằng Nguyễn Chí Thiện giả là tình báo cho CSVN …. Phong trào tố cáo Nguyễn Chí Thiện giả diễn ra khá ầm ỉ vào các năm 1995, 1996. Sau đó tạm lắng dịu.
    Năm 2001 Nguyễn Chí Thiện ra mắt tác phẩm Hỏa Lò (Tập Truyện NXB Cành Nam, Hoa kỳ 2001).
    Năm 2006 Nguyễn Chí Thiện cho ra đời Hoa Ðịa Ngục (NXB Cành Nam, Hoa Kỳ 2006). Hoa Ðịa Ngục còn có tên là Vô Ðề, Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực, bài viết này chỉ dùng tên Hoa Ðịa Ngục và gọi Hoa Ðịa Ngục xuất bản 2006 là Hoa Ðịa Ngục 2006. Hoa Ðịa Ngục 2006 gồm Hoa Ðịa Ngục1 và Hoa Ðịa Ngục2. Hoa Ðịa Ngục1 là tập thơ đã được chuyển vào tòa đại sứ Anh ngày 16/7/1979. Hoa Ðịa Ngục2 (Còn mang tên là Hạt Thơ Máu) là những bài thơ sáng tác sau Hoa Ðịa Ngục1, sau năm 1979. Có thể nói được rằng: Kể từ ngày Hoa Ðịa Ngục 2006 trình diện người đọc, những cố gắng "giết chết" Nguyễn Chí Thiện lại nổi lên toàn diện hơn, triệt để hơn. Trên trận địa toàn diện và triệt để kia, Nguyễn Chí Thiện bị mưu sát hai lần: Mưu sát Nguyễn Chí Thiện giả và mưu sát Nguyễn Chí Thiện tác giả thi phẩm Hoa Ðịa Ngục. Mưu sát là hành động giết người có dự mưu, có tính toán.

    Vụ Mưu Sát Nguyễn Chí Thiện Giả.

    Trước tiên hãy nói tới vụ mưu sát Nguyễn Chí Thiện giả. Nếu lời tố cáo Nguyễn Chí Thiện ở Mỹ là giả đạt kết quả thì sinh mệnh chính trị của ông Thiên phải chết. Nguyên nhân Nguyễn Chí Thiện bị tố cáo là giả nằm ở sự việc: Bằng vào tác phẩm "Cruel Avril", tác giả Oliver Tod cho rằng Nguyễn Chí Thiện đã chết trong tù vào mùa hè 1987. Qua tới năm 2005, tác phẩm vừa nêu được tái bản, nhưng tin tức về cái chết của Nguyễn Chí Thiện năm 1987 vẫn giữ nguyên. Ðiều này làm cho một số người dứt khoát tin rằng: Quả thực có hai Nguyễn Chí Thiện. Nguyễn Chí Thiện thật đã chết trong tù. Nguyễn Chí Thiện sống ở Mỹ là Nguyễn Chí Thiện giả. Do lòng mến mộ Nguyễn Chí Thiện thật, người ta đã tìm đường giết chết Nguyễn Chí Thiện giả bằng cách đòi hỏi Nguyễn Chí Thiện tại Mỹ phải trả lời cho rạch ròi: Hai ông Thiện, ông nào giả Ông nào thật? Câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời không đơn giản. Cuộc lùng tìm Nguyễn Chí Thiện giả ầm ỉ đến độ ngay cả Nguyễn Chí Thiện tác giả Hoa Ðịa Ngục 2006 cũng hết biết: Tôi là ai Và Ai là tôi. Giữa lúc Nguyễn Chí Thiện đang bơ vơ trên ranh giới giữa "Tôi" và "Ai" thì Oliver Tod xuất hiện. Ngày 18/10/2008 từ La Garde Freinet, Pháp Quốc, Oliver Tod viết cho Nguyễn Chí Thiện một bức thư, trong đó có đoạn minh xác như sau:
    "Trong quyển sách "Cruel Avril" của tôi (NXB Robert Laffont, Paris 1987), tôi có viết là ông đã chết trong tù vào mùa hè 1987. Tin tức sai lầm này do một cộng tác viên chuyển đến cho tôị Cô ấy đã lấy tin đó trong một bài báo của Tập San Quê Mẹ.
    Sự hiện diện của ông tại Orange County cũng đã đủ cải chính cái tin này rồi. Tôi rất tiếc đã không sửa chữa sai lầm của tôi trong ấn bản 2005 của quyển "Cruel Avril". Tôi xin thành thật cáo lỗi cùng ông." (Hết lời dẫn).
    Lẽ ra chỉ cần một lời đính chính của Oliver Tod là đủ. Tuy nhiên, với ý muốn xóa sạch tâm lý "một nghi, mười ngờ" của quần chúng, trong cuộc họp báo ngày 25/10/2008 tại Orange County, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã xuất trình trước đồng hương và cơ quan truyền thông, báo chí các thể loại ba văn kiện sau đây:
    1) Chứng chỉ giảo nghiệm tự dạng ghi ngày 13/Dec/1995: Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi trung tâm giảo nghiệm quốc gia, Dorothy Brinkerhoff, tọa lạc tại số 4316 Boyar Avenue, Long Beach, Ca 90807.
    2) Chứng chỉ giảo nghiệm tự dạng ghi ngày 15/Oct/2008: Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi Trung tâm "A and M. Matley", địa chỉ 3092 Army Street, San Francisco, CA 94110.
    Cả hai chứng chỉ số (1) và (2) đều kết luận chữ viết trong tập thơ Hoa Ðịa Ngục (Bản chuyển vào tòa Ðại Sứ Anh ngày 16/7/1979) và chữ viết của Nguyễn Chí Thiện ngày nay tại Mỹ là chữ viết của một người.
    3) Chứng chỉ giảo nghiệm nhân diện qua hình chụp ghi ngày 03/8/2006: Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi trung tâm Stuchman, Forensic Photography, đia chỉ 421 Walnut Street, Suite 120, Napa, CA 94559. Chứng chỉ này kết luận: Hình chụp Nguyễn Chí Thiện ở trong tù và hình chụp Nguyễn Chí Thiện ở Mỹ là hình của một người.
    Tóm lại, lời minh xác của tác giả Oliver Tod cộng với ba chứng chỉ giảo nghiệm về hình ảnh và về chữ viết đã minh chứng Nguyễn Chí Thiện thật và Nguyễn Chí Thiện giả chỉ là một người. Ðiều minh chứng này đã buộc Kịch Bản "Truy Tìm Và Giết Chết Nguyễn-Chí-Thiện-Giả" phải kết thúc.

    Vụ Mưu Sát Người Thơ Trong Nguyễn Chí Thiện.

    Ngay sau khi hồ sơ mưu sát Nguyễn Chí Thiện giả được đóng lại thì độc giả của Nguyễn Chí Thiện lại bị khuấy động bởi một hồ sơ mới. Ðó là hồ sơ tố cáo Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của thi phẩm Hoa Ðịa Ngục1. Lời tố cáo kia có chủ tâm giết chết con người thi sĩ ẩn náu bên trong nhân vật Nguyễn Chí Thiện. Lời tố cáo kia chưa kịp thuyết phục được công chúng thì dư luận đã phải đón nhận hai dấu hỏi lớn:
    Dấu hỏi thứ nhất: Giả sử năm 1979 Nguyễn Chí Thiện ăn trộm Hoa Ðịa Ngục1 của tác giả vô danh, sau đó mang vào tòa đại sứ Anh. Hành động như vừa kể, Nguyễn Chí Thiện được gì và mất gị Chẳng lẽ từ 1979 Nguyễn Chí Thiện đã thấy trước năm 1995 Nguyễn Chí Thiện sẽ định cư ở Mỹ? Sẽ được nổi tiếng, được nhận lãnh nhiều giải thưởng cao quý từ những tổ chức thi văn quốc tễ.
    Chắc chắn Nguyễn Chí Thiên không thể thấy trước như vậy! Hồi bấy giờ, với kinh nghiệm hai lần ở tù 12 năm, Nguyễn Chí Thiện chỉ thấy một điều: Ra khỏi tòa đại sứ Anh, Nguyễn Chí Thiện không thể không bị bắt. Lần bị bắt này là lần thứ ba. Tái phạm tội phản động ba lần đi kèm với hai tội danh: Tội một: Nguyền rủa Hồ Chí Minh bằng những lời lẽ thậm tệ nhất, cay nghiệt nhất. Tội hai: Tìm cách làm cho thế giới nghe được những lời nguyền rủa kia Với hai tội vừa nêu cộng thêm tội tái phạm lần thứ ba, Nguyễn Chí Thiện cầm chắc cái chết trong tay. Xin đừng quên rằng năm 1979 là năm CSVN chưa đầu hàng kinh tế thị trường, chế độ Hà Nội còn rất hung hãn: Đi tù đồng nghĩa với đi chết. Vì vậy, giả thuyết cho rằng năm 1979 Nguyễn Chí Thiện ôm Hoa Ðịa Ngục1 vào tòa đại sứ Anh để được hưởng vinh quang về sau là giả thuyết tuyệt đối phi lý, không thể chấp nhận được. Ðộng lực duy nhất đẩy tới biến cố Hoa Ðịa Ngục1 chỉ có thể giải thích bằng tâm tình phẩn hận về 12 năm tù với tội danh "Tình nghi làm thơ chống đảng". Mười hai năm tù kia là buổi bình minh của tuổi thanh xuân trong đời Nguyễn Chí Thiện.
    Dấu hỏi thứ hai: Phải chăng sự so sánh Hoa Ðịa Ngục1 và Hoa Ðịa Ngục2 sẽ dẫn đến kết luận Nguyễn Chí Thiện không là tác giả của Hoa Ðịa Ngục1?
    Nguyễn Chí Thiện làm thơ từ 1958 đến 1988. Cuộc hành trình bằng thơ 30 năm ấy được chia làm hai giai đoạn: Thơ Tù 1958 - 1979 gọi là Hoa Ðịa Ngục1, và Thơ Tù 1979 - 1988 gọi là Hoa Ðịa Ngục2. Một số người đã mang Hoa Ðịa Ngục1 so sánh với Hoa Ðịa Ngục2 để đưa ra nhận xét: Thơ của hai giai đoạn kia khác nhau về khẩu khí, về mực độ căm hờn, về cú pháp, về thơ và vè, về câu ngắn, câu dài vân vân .... Những bài thơ, đoạn thơ (đối tượng của so sánh) thường được sáng tác cách nhau một, hai thập niên. Ðời ngừơi thiên biến vạn hóa. Ðời người thay đổi từng giây, từng phút. Một người không thể tắm hai lần trên một dòng sông. Tại sao hai thi phẩm do một người sáng tác có khoảng cách thời gian năm, mười năm lại không được phép có bất kỳ thay đổi nào. Hoàn cành sống thay đổi theo chiều hướng dễ chịu hơn trước, tránh sao được khẩu khí phẩn hận thay đổi.
    Hơn nữa, đề cập tới mối liên hệ giữa tác giả và tác phẩm, người Việt Nam bao giờ cũng gắn bó với câu nói: "Tức cảnh sinh tình". Cảnh là hoàn cảnh sống. Tình là những liên hệ tim óc giữa tác giả và hoàn cảnh sống. Tình kia khi bước vào thế giới của ngôn ngữ sẽ bật lên thành lời, sẽ sản sinh ra tác phẩm. Ba thành tố: Cảnh, tình và ngôn ngữ tạo thành câu chuyện gọi là xuất xứ của tác phẩm. Tác giả là người nắm trọn trong tay ba thành tố vừa kê?. Nói rõ hơn, công việc khảo sát xuất xứ của tác phẩm là phương pháp thích nghi và chính xác nhất làm lộ rõ danh tánh của tác giả. Những người đặt nghi vấn ai là tác giả của Hoa Ðịa Ngục1 không hề quan tâm tới xuất xứ của tác phẩm. Họ đã truy tìm tác giả bằng cách viết một số bài so sánh Hoa Ðịa Ngục1 và Hoa Ðịa Ngục2 một cách hoàn toàn chủ quan. Sau đó tuyên phán tác giả của Hoa Ðịa Ngục1 không là Nguyễn Chí Thiện mà là một nhân vật vô danh nào đó. Ðây là một tuyên phán phi lý nhất trong thế gới của các loại phi lý.
    Trong hoạt động của hệ thống công lý hình sự, rất nhiều khi chỉ căn cứ vào một tin tức nhỏ cộng với kỷ thuật thẩm vấn của giới chức chuyên môn, người ta có thể giải quyết nghi án một cách dễ dàng. Thơ tù của Nguyễn Chí Thiện có tới trên dưới bẩy trăm bài, bảy trăm xuất xứ Mỗi xuất xứ là một nhóm tin tức. Với khối tin tức đồ sộ kia những người chống đối Nguyễn Chí Thiện vẫn không thể tìm ra tác giả của Hoa Ðịa Ngục1 là ai ư? Họ tìm ra chứ! Tìm ra rằng Nguyễn Chí Thiện và tác giả vô danh chỉ là một người.
    Bài viết tới đây đã cho thấy ý muốn giết chết Nguyễn Chí Thiên giả cũng như ý muốn giết chết người thơ trong Nguyễn Chí Thiện đều bất thành. Hẳn nhiên những lý lẽ được trình bày trong bài viết này không thể thuyết phục mọi người đồng ý. Khác biệt ý kiến là tính vốn có của dân chủ đa nguyên. Thế nhưng giết nhau không phải là phương cách giải quyết bất đồng. Xin đừng giết cộng đồng bằng cách tạo ra hai ban đại diện cho một cộng đồng. Xin đừng giết chánh đảng bằng cách tạo ra hai, ba tổng bí thư cho một đảng. Xin đừng giết hội ái hữu bằng cách tạo ra hai chủ tịch cho một đoàn thể. Xin đừng giết văn học nghệ thuật bằng cách dựng lên một tác giả vô danh bên cạnh tác giả minh danh cho mỗi tác phẩm. Một loạt chữ "giết" vừa được sử dụng nhằm diễn ý rằng giết có nghĩa là "Cướp quyền tòa án để ban phát công lý cho người khác". Hành động này xã hội văn minh không chấp nhận. Xin hãy từ giả ý định "Cướp Quyền Tòa Án". Xin hãy trở về với văn hóa truyền thống Việt. Văn hóa "Chúng Tôi Muốn Sống". Văn hóa "Anh Không Chết Đâu Em". Trong "Không Chết" mọi người Việt Nam sẽ thương yêu và đoàn kết trên quyết tâm xây dựng một Việt Nam Dân Chủ và Thịnh Vượng.
    Ðỗ Thái Nhiên

    ReplyDelete
  2. Quả là một bài thơ rất hay nói lên nói lên đầy đủ tính dối trá,bịp bợm của bọn CSVN.Cám ơn Hoàng Kim rất nhiều và chúc HK thật nhiều sức khỏe để sáng tác nhiều bài thơ mới để vạch trần bộ mặt đảng CSVN bán nước - lừa dân .

    ReplyDelete
  3. Thư Gởi Ca Sĩ Phương Dung

    Thưa cô Phương Dung,
    Cc: Anh chị em nghệ sĩ.

    Bức thư này cháu xin gởi cho cô, nhưng đồng thời cũng mong được các anh chị em nghệ sĩ trong và ngoài nước đọc chung, để chia sẻ tấm lòng của một người xa xứ.
    Cháu là Hoàng, hiện ở Úc, đang sống chung với gia đình một anh bạn mà anh ta là người cô nuôi dưỡng trong nhà trước năm 1975. Thân phụ của cháu cũng là người đồng hương (Gò Công) của cô và biết phu quân của cô. Với quan hệ này, cháu thuộc hàng con cháu của cô, nên xin đuợc xưng là cháu.
    Đọc được cuộc phỏng vấn của Nhiêu Huy thực hiện với cô, cháu có nhiều cảm xúc. Cháu đã chảy nước mắt.
    Cũng như nhiều nghệ sĩ Việt Nam từng vượt biên ra Hải Ngoại, cô đã về nước và đã hát. Lòng hoài cựu, nhớ cố hương thì ai mà chẳng có, nên cháu không ngạc nhiên khi thấy cô về VN Biểu Diễn, nhưng cháu tự hỏi tại sao ngày trước Nhà Nước CSVN mắng chúng ta, trong đó có cô, là Ma Cô, Đỉ Điếm, bây giờ thì họ lại hoan nghênh cô về nước, còn tạo cơ hội cho cô hát trước Đồng Hương. Họ đã thay đổi chăng?
    Thưa cô, thật vậy, sự thay đổi của Nhà Nước CSVN hẳn là có, thay đổi từ chủ trương kinh tế, đến thái độ đối với những người mà họ từng nguyền rủa. Không có gì là bất biến, thưa cô, trừ một điều, đó là lòng tham của Những Kẻ Ích Kỷ. CSVN một thời cầm súng, lấy của của người miền Bắc rồi miền Nam, bây giờ họ giàu Nức Tường Đổ Vách. Cầm súng để đoạt của cải người ta là ăn cướp. Ăn cướp cũng có thể hoàn lương, nhưng cô nhìn xem, các ông bà Tư Bản Đỏ vẫn ngày càng giàu sụ, còn người dân thì đói. Lòng tham của họ Bất Biến. Chính vì có những người dân nghèo nên cô móc tiền túi ra làm từ thiện, nhưng các ông bà CSVN thì không, tiền họ vẫn đút túi. Có thể cô là người có Cái Tâm Tốt, nhưng họ, CSVN, là người có Cái Trí Khôn. Họ, trước thì dùng bạo lực lấy của, giờ thì dùng mưu mẹo, ra Nghị Quyết 36, dụ dỗ những người có cái Tâm Tốt Mà Kém Trí như cô về làm thay công tác xã hội cho họ.
    Số tiền tham nhũng, ăn trên xương máu của đồng bào của một tên trong đám tư bản đỏ đủ để xây hàng chục ngôi trường, hàng chục nhà thương. Nhưng họ nào có bỏ ra. Cái họ bỏ ra là một chút mẹo vặt và cô cùng những Đồng Hương nhẹ dạ nhào ra vốc túi. Chính trị là như vậy.
    Trong khi đó, thưa cô, có những người thấy được sự nghèo khó của dân mình là do sự tham nhũng, tham quyền, ích kỷ và vô trách nhiệm của Nhà Nước CS. Họ muốn giải quyết tận gốc, họ lên tiếng đấu tranh và bị tù đày.
    Những dòng nước mắt của cháu chảy ra khi đọc bài phỏng vấn của cô là cho những chiến sĩ này. Trong khi họ chiến đấu cho cái lớn lao, bị đày ải, thì cô vui vẻ hợp tác với cái Chính Quyền Mưu Mẹo, Tham Lam ấy. Cháu khóc cho Dân Tộc mình, sao lại có những người ngu muội như cô. Cháu hiểu được tại sao nước mình vẫn bị đám CSVN đểu cáng tham lam đè đầu, lý do đơn giản là vì có nhiều người như cô.
    Tại sao họ lại phỏng vấn cô, hoan nghênh cô lên Sân Khấu? Có phải vì giọng ca của cô hay chăng? Thưa cô, năm nay cô đã đáng tuổi bà nội, bà ngoại rồi, tiếng hát "Yamaham" của cô làm sao mà so sánh với những giọng ca trẻ trong nước. Nhưng cô vẫn rất có giá, bởi vì cô là một nhân vật của Quần Chúng Hải Ngoại. Cô làm thì người ta bắt chước. Vì vậy mà Việt Cộng dụ cô, cũng như dụ những nghệ sĩ Việt Nam ở Hải Ngoại khác.
    Có thể cô không ngu muội như cháu tưởng, cô thấy được chiều sâu của Nghị Quyết 36, nhưng cô Vẫn Về, Vẫn Hát, vì một Niềm Vui Riêng, hay một ít Bả Vinh Hoa Cuối Đời.
    Cô ơi, sao bỗng trong lòng cháu dâng lên một niềm khinh miệt. CSVN như những con cọp, chè chén trên thịt của những con nai. Cô thì trồng cỏ nuôi nai, để thỉnh thoảng được VC pha một Ngọn Đèn Sân Khấu.
    Trong giấc mơ, cháu mộng tưởng cô lên tiếng một lần cho những người trong lao tù đang đấu tranh chống tập đoàn hổ báo CS, đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ cho Dân Tộc. Giật mình tỉnh dậy, ôi thôi, thấy cô đang nhoẻn cười chải lông cho hổ báo. Dù con Nhạn Trắng Gò Công mặc bao nhiêu lớp áo dài mượt mà, dù cô có đứng dưới bao nhiêu ngọn đèn sân khấu lấp lánh, cháu e rằng cái Khối Bầy Nhầy Nho Nhỏ Trong Đầu của cô cũng không sáng bao nhiêu.
    Kính chào cô,
    Nguyễn Văn Hoàng - Úc Châu

    = * =

    Phỏng Vấn Phương Dung Của Nhiêu Huy

    'Nhạn Trắng Gò Công', Phương Dung Về Nước Biểu Diễn.

    Tiếng hát "Nỗi Buồn Gác Trọ" một thời sẽ tái ngộ khán giả TP HCM vào 2 đêm 20-21/3. Ca sĩ Phương Dung tâm sự về lần hát đầu tiên và công việc từ thiện mà chị đã âm thầm thực hiện gần 13 năm nay tại quê nhà.
    -Vì sao chị chọn thời gian này để xuất hiện với tư cách là ca sĩ, dù đã về nước rất nhiều lần?
    -Do cơ duyên cả. Duyên đến thì tôi hát (cười). Thú thực, tôi không gặp khó khăn trong việc được cấp phép hát. Nhưng những chuyến về trước, tôi dành nhiều thời gian cho việc gia đình và từ thiện, nên chưa thu xếp hát được.
    -Cảm xúc của chị trong lần về này khác gì so với những lần trước?
    -Tôi luôn nói với mọi người, tình yêu thì có vui, có buồn, nụ cười hay nước mắt. Nhưng tình quê hương thì bao giờ cũng vui và chỉ có nụ cười thôi. Đó là thứ tình lưu luyến theo thời gian, để mà "Con Chim Nhạn" (ca sĩ Phương Dung được mệnh danh là "Nhạn Trắng Gò Công") hay bất cứ loài chim nào dù có bay đi đâu thì cũng phải quay về tổ.
    Biệt danh "nhạn trắng Gò Công" xuất phát từ hình ảnh chiếc áo dài trắng mà chị luôn chọn cho mỗi lần lên sân khấu. Với chị, hình ảnh quan trọng thế nào với người nghệ sĩ?
    -Có một trật tự mà tôi luôn cho là đúng và hướng mình theo từ trước đến nay là: Thanh, Sắc, Tài, Tướng. Nếu hội đủ cả 4 yếu tố thì quá tốt. Còn không thì điều đầu tiên phải chú trọng là giọng hát.
    Về hình ảnh, chiếc áo dài luôn là chọn lựa duy nhất mỗi khi tôi Biểu Diễn. Trước đây và bây giờ vẫn như thế. Nó góp một phần làm nên cái tên Phương Dung trong lòng khán giả. Cho nên, tôi xem cái tên như là sinh mệnh thứ hai của mình vậy, phải giữ đạo đức cá nhân thế nào để tên tuổi của mình xứng đáng với tình yêu thương và sự quý trọng mà mọi người dành cho mình.
    -Chị mong chờ gì ở lần hát này?
    -Tôi hát lại ca khúc từng giúp tôi nổi tiếng trước đây, bài Hoa Nở Về Đêm. Tôi hy vọng dòng nhạc cũ với tiếng hát Phương Dung vẫn được khán giả thương mến như trước đây.
    -Chị chia sẻ, đã về nước làm từ thiện được 13 năm nay. Việc làm này được khởi nguồn từ đâu?
    -Khoảng đầu thập niên 80, tôi nhận được bức thư gửi từ Việt Nam của cô giáo dạy mình hồi lớp 3 tiểu học. Cô đang cần giúp đỡ để trị bệnh mắt. Nhưng tiếc là khi tôi gửi tiền về thì cô đã bị mù. Chính sự việc này đã làm tôi suy nghĩ, đôi khi cái mình bỏ ra để giúp đỡ rất nhỏ nhưng đem lại ánh sáng rất thần kỳ. Từ đó, tôi tự thân đi đến những vùng sâu, vùng xa từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế đến các tỉnh phía Nam ... để chia sẻ khó khăn với mọi người.
    -Công việc từ thiện đã mang lại cho chị những gì?
    -Công việc này đến với tôi một cách tự nhiên, con cái của tôi bảo là "có thể đây là mơ ước cả đời của mẹ". Tôi làm từ thiện như thực hiện ước mơ của mình. Cảm nhận vui nhất là khi thấy được thành quả từ việc làm của mình, giống như cái mơ nó thành sự thật vậy.
    Hiện nay, tôi có gần 50 người em (những người mà ca sĩ Phương Dung bảo bọc, giúp đỡ) ở khắp các nơi. Riêng tại Gò Công, tôi giúp khoảng 20 em. Có em giờ đã là bác sĩ nổi tiếng, có em đang học năm thứ tư, Đại học Y TP HCM.
    -Những hoàn cảnh nào dễ tác động vào cảm xúc của chị?
    -Cũng không nói cụ thể được. Tôi cứ đi và tìm theo hướng dẫn của những người bạn quen tại các tỉnh. Thấy cái nhà xiêu vẹo quá, mình góp tay sửa lại, gửi thêm chút quà. Thấy hoàn cảnh gia đình nào nghèo túng thì mình giúp.
    Riêng các cháu học sinh, sinh viên thì tôi lại đòi hỏi cao hơn. Tôi thường chọn những cháu có thành tích cao, học lực giỏi để giúp.
    -Chị quyên góp thế nào để có tiền làm từ thiện?
    -Tôi làm với tư cách cá nhân nên không kêu gọi hay quyên góp từ tổ chức nào khác. Phần lớn số tiền có được là từ việc đi hát và bán CD. Có khán giả biết tôi hay làm từ thiện thường mua CD và ủng hộ thêm một ít tiền. Thỉnh thoảng, con cái cũng ủng hộ vào quỹ của mẹ (cười).
    -Hiện tại, đời sống của chị thế nào?
    -Cái may mắn nhất là gia đình tôi sống quây quần, luôn ở cạnh nhau nên dễ vượt qua mọi bỡ ngỡ hay khó khăn gặp phải. Tôi tự hào khi thấy 8 đứa con (6 trai, 2 gái) đều thành đạt. Chúng không biết nhiều về Việt Nam nhưng lại rất mê các món ăn quê hương.
    -Hoạt động sắp tới của chị ở trong nước?
    -Tôi dự định thu một CD tại Việt Nam, nhưng chưa tính đến việc phát hành thế nào. Thu vì ý thích. Lần này, tôi không có nhiều thời gian để ở Việt Nam nhưng sắp tới tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều chuyến về Biểu Diễn khác.
    Ca sĩ Phương Dung tên thật là Phan Phương Dung, sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang. Năm 1962, hai năm sau khi bắt đầu ca hát, chị nổi tiếng với ca khúc Nỗi Buồn Gác Trọ (sáng tác: Mạnh Phát, Hoài Linh). Dòng nhạc quê hương trữ tình gắn liền với tiếng hát Phương Dung từ đó.
    Năm 1974, thi sĩ Hà Huy Hà (người Kiên Giang) tặng cho chị mỹ danh "Con Nhạn Trắng Gò Công" nhờ tiếng hát chân quê ngọt ngào của đất Gò Công cùng hình ảnh chiếc áo dài trắng khi hát. Hiện nay, Phương Dung sống cùng gia đình tại Mỹ. 2 cô con gái trong số 8 người con của chị đang hoạt động nghệ thuật trong Cộng Đồng.
    Ngoài ca hát, Phương Dung còn được biết đến là người có tấm lòng nhân ái. Chị là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để mổ mắt, xây nhà, trường học. Chị còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của mình tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.
    Nhiêu Huy

    ReplyDelete