Thursday, March 5, 2009

Hưng Đạo Vương

Danh Tướng Trần Hưng Đạo

(Khi giặc tới...chẳng những là gia quyến của ta phải đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi, chẳng những xã tắc của tổ tông ta sẽ bị dày xéo, mà đến mồ mã của cha mẹ ngươi cũng bị kẻ khác đào lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, và trăm kiếp khác tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu vẫn còn..........)

Hịch Tướng Sĩ - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Báo SVYN_02

Thư Gửi Sinh Viên Học Sinh _ 02



Ban Biên Tập Báo SVYN

Các bạn thân mến;

Thư này đến tay các bạn đánh dấu tờ SVYN đã qua được giai đoạn khởi đầu. Vạn sự khởi đầu nan phải không các bạn. Hãy nổ lực rồi cậy trông, hãy đi rồi sẽ đến, hãy chiến đấu để hy vọng, hãy thắp lên ánh sáng thay vì nguyền rủa bóng đêm. Bạn, sống không có ý nghĩa, là cuộc sống đã chết. Ngạn ngữ nước Morocco có câu “không có gì để hy sinh thì sống cũng vô vị”. (He who has nothing to die for has nothing to live for. ~ Moroccan Proverb)

Đường vinh quang nào cũng bắt đầu bằng sự hy sinh. Năm 1969, Jan Palach, 22 tuổi, sinh viên trường Đại học Prague đã tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas để phản đối nước Nga xâm lăng Tiệp Khắc. Thư tuyệt mệnh, Palach viết "cả nước đã đến giai đoạn tuyệt vọng, chỉ có cách duy nhất là tự thiêu để cảnh tỉnh nhân dân". Cả triệu người tại Prague khóc vì Palach đã chết cho tương lai Tiệp Khắc. Khi tướng nước Nam, Trần Bình Trọng bị giặc Tàu chém bay đầu, hồn lìa khỏi xác nhưng lời ông vẫn còn vang vọng mãi “Ta thà làm qủi nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Bạn thân mến;

Lòng yêu nước không có giới tuyến, vì quê hương là máu, là xương, là da, là thịt, và không của riêng ai. Đất nước bị xâm lăng, máu dân Việt đổ thì tuổi trẻ phải đi đầu. Lịch sử đã cho chúng ta cùng số phận, khi Tổ quốc lâm nguy, tuổi trẻ dấn thân, nhập cuộc. Tuổi trẻ không dám hy sinh thì đất nước sẽ chẳng trường tồn.

Thư này thay lời cảm ơn các bậc Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em đã gửi thư thăm hỏi, động viên và yểm trợ. Trong hoàn cảnh dòm trước ngó sau, sự an nguy của báo SVYU được tính từng ngày. Xin cầu nguyện cho hồn thiêng sông núi, giúp chúng ta chân cứng đá mềm. Xin cầu nguyện cho anh chị em vượt qua được mọi ngăn cách, trở ngại và hiểm nguy.

Ngày 05 tháng 3 năm 2009
Ban biên tập – Điện thư: baosinhvienyeunuoc@gmail.com
http://baosinhvienyeunuoc.blogspot.com/

Nghề Báo

NGHỀ BÁO CẦN CÓ CÁI "TÂM" VÀ TRÁCH NHIỆM
Hoàng Kim

Từ xưa đến nay việc truyền tải thông tin trung thực là tối cần thiết với loài người. Một tin tức sai lệch có thể khiến người ta hiểu lầm dẫn đến hành động không chính xác.

Từ thời xưa việc truyền tin còn khó khăn, người đưa tin phải mất nhiều ngày đường mới đem được tin đến tay người nhận và đây chính là tiền thân của báo chí. Từ thế kỷ 19 trở về sau, báo chí phát triển mạnh mẽ ở trên thế giới, nhiều tạp chí đã xuất hiện hoà chung với xu thế mới ở Việt Nam cũng xuất hiện những tờ mà lúc đó (Thời Pháp thuộc) người ta thường gọi là "Nhật trình". Dần dần đài phát thanh xuất hiện và sau đó là đài truyền hình. Từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay với sự phát triển của tin học và công nghệ thông tin việc truyển tải thông tin chỉ cần một cái nhấp chuột là chúng ta có thể biết được mọi diễn biến ở Việt Nam và trên thế giới cùng với những phương tiện thông tin truyền thống như phát thanh và truyền hình đã giúp cho nhân loại không còn bị lạc hậu.

Những đài có uy tín hiện nay phải kể đến BBC( gồm truyền thanh và truyền hình ), CNN ( truyền hình), VOA (truyền thanh), RFA (truyền thanh)...đã góp phần chuyển tải tin tức đến những nơi xa xôi. Ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, mọi thông tin đều bị bưng bít. Các đài Phát thanh nươc ngoài có phát tin bằng Việt ngữ thường bị phá sóng. Dân Việt chúng ta chỉ có thể nghe những thông tin một chiều từ các cơ quan truyền thông nhà nước nhưng thường bị sai lệch, hoặc cắt xén.

Từ khi tin học phát triển những tin tức của nhà nước Việt Nam đều bị vạch mặt. Người ta có thể biết được Phong trào Dân chủ đang dâng cao từ Hải Ngoại cho đến Quốc nội, với sự phát triển của tin học, chúng ta có thể biết được việc đặc công Nguyễn Văn Trỗi bị tử hình qua một đoạn video clip trên youtube và không hề có việc anh Trỗi giật mảnh băng che mắt như lịch sử Việt Nam (CS) đã dạy. Thông qua các Diễn Đàn Hải Ngoại, sinh viên học sinh thời nay biết được hình tượng Lê Văn Tám là không có thật do lời thú nhận của ông Trần Huy Liệu. Chúng ta có thể biết được những cuộc đấu tranh đòi đất tại giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ qua các cơ quan truyền thanh ngoại quốc phát thanh băng tiếng Việt. Việc Đảng Cộng Sản Việt Nam ký công hàm nhượng đảo biển bao nhiêu năm qua cũng bị khui ra ánh sáng.

Dưới chế độ Cộng Sản, người làm báo là công cụ của chế độ. Họ viết báo theo chỉ thị của Đảng và nhà nước. Những cái tốt giả hiệu hoặc cố tình đánh bóng cho Đảng được đề cao. Nào là "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nào là "đường lối của Đảng Cộng Sản là ưu việt", nào là "đỉnh cao trí tuệ", nào là khẩu hiệu " công bằng dân chủ văn minh"...những cái xấu xa, mục rữa thì hoàn toàn bị dấu nhẹm. Vụ PMU 18, vụ Huỳnh Ngọc Sĩ với PCI v.v...được những nhà báo có lương tâm đưa lên công luận thì bị bỏ tù như các nhà báo Nhà Nước Nguyễn Việt Tiến (Báo Thanh Niên), Nguyễn Hoàng Hải (Tuổi Trẻ), nhà báo Tự Do như ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày),....Họ chính là những nhà báo có lương tâm nên đã đứng lên dám nói sự thật thối nát, của một đất nước đầy bất công, tham nhũng và độc tài.

Họ là những người có cái tâm và trách nhiệm với xã hội. Dù họ đã từng là Đảng viên, là tổng biên tập của những tờ báo Nhà Nước hay là những nhà báo tự do, tuy quan điểm ý thức hệ có khác nhưng họ chính là những nhà báo thực sự có cái tâm và trách nhiệm.

Sài Gòn, ngày 2/03/2009
----------------@_________

VÌ SAO HỌ LẠI NÓI DỐI?

Ngày xưa khi tôi còn đi học
Nghe thầy giảng bài như nghe lời vàng ngọc
Thầy dạy chúng tôi yêu nước thương nòi
Thần tượng của lũ trẻ chúng tôi là anh bộ đội
Tôi học sữ biết anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
Trước pháp trường hiên ngang giật phăng mảnh băng bịt mắt
Hô vang:"đả đảo! Việt Nam muôn năm"

Một Lê Văn Tám
Tẩm xăng đốt mình chạy khắp kho xăng
Trận Mậu Thân quân dân sát khí đằng đằng
Đánh thắng Mỹ vì chúng gây tội ác.
Khi lớn lên mới biết lịch sử Việt Nam chỉ toàn khoác lác
Anh Trỗi không hiên ngang như vậy
Một đoạn phim cho tôi thấy
Anh ra đi đã tè ướt quần dài vì sợ
Tay trói chặt băng bịt mắt làm sao mà mở


Một trẻ thơ
Do ông Trần Huy Liệu dựng lên hình tượng Lê Văn Tám
Họ lừa dối thế hệ trẻ đã bao năm
Tôi từng nghe dân Mỹ Lai chết thảm
Mà chẳng hề hay Cộng quân năm Mậu Thân tàn sát dân lành
Hỡi thanh niên các em, các chị các anh!
Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục bị lừa dối

Ai gây ra tội lỗi?
Ai đổ tội cho ai?
Dân ta đói nghèo không có tương lai
Làm sao có:"tự do, hạnh phúc"
Hãy đứng dậy đập tan tù ngục!
Hãy đem về độc lập tự do!
Đem nền dân chủ ấm no
Góp tay xây dựng chung lo cho đời
Cùng nhau tiến bước bạn ơi!

Sài Gòn 2-3-2009.
Hoàng Kim

Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc Mất Rồi...

Lê Khả Phiêu Là Người Bán Ải Nam Quan?

Cựu TBT Đảng CSVN Bán Nước Để Có Tiền Sống Như Tư Bản?

Ngô Hoàng Minh

Mạc Ðăng Dung đã được Việt sử ghi như một kẻ "quỳ phục nhà Minh, hai tay dâng đất xin hàng". Sự kiện Mạc Ðăng Dung lên Ải Nam Quan để trói mình, dâng đất cho quan lại Tàu đều đã được ghi nhận như một vết nhơ trong lịch sử hồi thế kỷ thứ 16.Sách Việt Nam Sử Lược viết: "Ðến ngày 11 tháng 5 Canh Tí (1540) Mạc Ðăng Dung thấy quân Minh sửa soạn sang đánh, sợ hãi quá chừng bèn để Mạc Phúc Hải ở lại giữ nước, rồi cùng bọn Vũ Như Quế cả thảy hơn 40 người, tự trói mình ra hàng, sang chịu tội ở cửa Nam Quan, lạy phục xuống đất để nộp sổ sách điền thổ và sổ dân đinh, lại xin dâng 5 động: là động Tế Phú, động Kim Lạc, động Cổ Xung, động Liễu Cát, động La Phù và đất Khâm Châu. Lại đem vàng bạc dâng riêng cho nhà Minh". Riêng Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám thì " Vào năm 1541, Mạc Ðăng Dung cùng cháu là Mạc Văn Minh và bày tôi là bọn Nguyễn Như Quế hơn 40 người đã tự buộc dây thừng vào cổ, đi chân đất qua cửa Nam Quan quỳ lạy, phủ phục trước quân Minh, khúm núm dâng biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai cho quân Tàu để mong nắm giữ được vương quyền và thủ lợi riêng tư".

Vết nhơ đó, lịch sử phải ghi một lần nữa, nhưng lần này, tủi nhục và đau đớn hơn cho giòng dõi Việt: " Cuối thế kỷ thứ 20, Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư đời thứ 6 của đảng CSVN cùng bày tôi các cấp như Lê Công Phụng, Vũ Khoan....., vì sợ hải bị mất quyền lực, vì đặt quyền lợi Ðảng lên trên quyền lợi Dân Tộc và Ðất Nước, đã cam tâm ký Hiệp Ðịnh Về Biên Giới với Trung Quốc. Hiệp Ðịnh này nhường đứt hơn 720 cây số đường biên giới phía Bắc, nhường mất nhiều di tích lịch sử, đất đai, làng mạc và cả dân cư Việt cho người Trung Quốc. Trong số di tích lịch sử bị mất, có Ải Nam Quan. Ðây là nơi Nguyễn Trãi đã từ biệt cha Nguyễn Phi Khanh, trở về phò Lê Lợi diệt Minh, nơi tướng nước Tàu Liễu Thăng đã bị quân Nam phục binh chém rơi đầu, nơi Mạc Ðăng Dung từng lê lết trói mình, qùy lạy xin dâng đất. Ải Nam Quan của Nước Nam đã chính thức xoá tên từ tháng 12 năm 1999."

Cho đến giờ dư luận trong và ngoài nước vẫn chưa tìm ra nguyên do sâu xa và bí ẩn của việc bán một phần cơ đồ nước Việt cho Trung Quốc. Một số tin cho là có thể Ðảng CSVN bị Trung Quốc lừa nên phải ký Hiệp Ðịnh, hoặc chi tiết hơn thì cáo giác họ Lê đã bị trúng độc kế mỹ nhân nên phải ký nếu không muốn bị đốt cháy. Có tin là Trung Quốc hứa hẹn cho Việt Nam 2 tỷ dollars để đổi lấy các nhượng bộ trên, hoặc CSVN phải bán đất để trả nợ Trung Quốc vì thiếu từ thời chiến tranh chống Mỹ.... Những dư luận này cho đến nay vẫn không đủ tính thuyết phục và bằng chứng để biện minh cho những nhượng bộ quá lớn từ phiá Hà Nội bắt đầu từ thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. CSVN trong thời kỳ chiến tranh, đã phải chịu lép mình dưới Trung Quốc để được nhận viện trợ quân sư và kinh tế trị giá hàng tỷ dollars. Dù vậy, họ đã không có những nhượng bộ đáng kể, ngoại trừ văn kiện của Phạm Văn Ðồng công nhận tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải năm 1958. Thậm chí sau đó, Ðảng CSVN đã có những thái độ e dè trước mưu đồ xâm lược của Trung Quốc. Năm 1966, khi chiến tranh Việt Nam lên cao điểm, Trung Quốc đã gửi hơn 130,000.00 quân đóng dọc theo biên giới phía Bắc để yễm trợ Hà Nội. Dù vậy, Hà Nội đã có những phản ứng khó hiểu làm Mao Trạch Ðông đã chỉ thị cho quân đội Trung Quốc "hạn chế các sự yễm trợ quá nhiệt tình có thể gây ra hiểu lầm từ phía Việt Nam".

Trong khi đang hết sức cần yễm trợ của Trung Quốc để răn đe Hoa Kỳ, thì tờ Nghiên Cứu Lịch Sử ấn hành tại Hà Nội năm 1965 lại được Ðảng cho phép đăng tải các bài ca ngợi cuộc chiến tranh giữ nước chống các triều đại xâm lăng Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ gia tăng chiến dịch bỏ bom tại Hà Nội, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bị Hà Nội từ chối cho đậu ở các bến Cảng. Ðiều này đã làm Ðặng Tiểu Bình bực mình và đã hỏi thẳng Lê Duẩn khi Duẩn dừng lại Bắc Kinh hồi tháng 4 năm 1966 trong chuyến về khi tham dư Hội Nghị lần thứ 23 của đảng Cộng Sản Liên Xô. "Các đồng chí nghi ngờ nhiệt tình của chính phủ Trung Quốc hay sao? Tôi xin thưa với đồng chí là phía Trung Quốc không muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam đâu.... Nếu chúng tôi có phạm một số nguyên tắc làm quý quốc nghi ngại thì cũng chỉ vì đồng chí Mao Trạch Ðông đã có cái nhìn xa...". Khi Hà Nội mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân hồi 1968 càng làm Mao Trạch Ðông khó chịu hơn nữa vì nó đi ngược lại chiến lược chủ trương chiến tranh "hạn chế" của Mao. Cuối năm 1969, Bắc Kinh đã tìm cách giãm thiểu viện trợ quân sự cho Hà Nội một cách đáng kể, chỉ có 139 ngàn khẩu súng trường, 119 triệu viên đạn, 1.36 triệu đạn đại bác cung cấp trong năm 1969 so với 219 ngàn khẩu súng, 247 triệu viên đạn và 2 triệu đạn đại bác đã được viện trợ trong năm 1968. Tháng 2 năm 1968 Trung Cộng tiến hành việc xây dựng con đường từ Yunnan đến Mường Sai thuộc phía Bắc Lào. Có hơn 20 ngàn người bao gồm công nhân, kỷ sư, quân bảo vệ và trang thiết bị quân sự để thực hiện công tác này. Sự hiện diện của quân Trung Quốc ở Bắc Lào đã tạo ra khó chịu từ phiá Hà Nội. Tháng 9 năm 1968, dưới áp lực của Hà Nội, Tổng Bí Thư Lào Kaysone Phomvihane đã yêu cầu Trung Quốc cho rút toàn bộ phái đoàn xây dựng này ra khỏi Lào. (Chen Jian - Involvement of China in Vietnam War)

Tháng 12 năm 1973 thấy nhu cầu cần khai thác các mỏ dầu. Hà Nội thông báo với Trung Quốc mong muốn mở các cuộc đàm phán để giải quyết các mâu thuẩn về đường biển. Tháng 8 năm 1974, đại diện cấp Thứ Trưởng Ngoại Giao hai nước đã họp ở Bắc Kinh. Cuộc thương thảo đi vào chổ bế tắc, phiá Việt Nam đòi phải chấp thuận biên giới theo Hiệp Ðịnh 1887 của Nhà Thanh. Trung Quốc từ chối, viện lý là đường ranh giới chia vùng biển thuộc vịnh Hải Nam chưa bao giờ hiện hữu trong hiệp đinh 1887. Vì vậy nếu Trung Quốc đồng ý đề nghị của Hà Nội thì khác nào nhượng bộ 2/3 vùng vịnh này cho phía Việt Nam. (Duiker, China and Viet Nam, pg 60-61)

Trong khi đó, thì dọc biên giới phía Bắc đã có những cuộc tranh chấp và đụng độ quân sự từ năm 1973. Năm 1974, theo Hà Nội đã có trạm chán quân sự tại cây số 179 biên giới phía Bắc, theo Trung Quốc thì đây là khu vực thuộc cây số 121. Tháng 3 năm 1975 Bắc Kinh yêu cầu mở cuộc đàm phán nhưng Hà Nội vì đang tiến hành kế hoạch xâm chiến miến Nam nên đã đề nghị để các viên chức tại địa phương giải quyết các xung đột trước. (Gilks, Breakdown of Sino-Vietnamese Alliance)

Tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn chính thức thăm Bắc Kinh. Ðặng Tiểu Bình cho biết ông rất bực bội với không khí bài Hoa của các cơ quan ngôn luận tại Việt Nam. Năm 1976, Bắc Kinh thông báo ngừng viện trợ đồng thời giãm chi viện kế hoạch tài trợ 1976-1980 xuống 300 triệu mỗi năm thay vì 600 triệu như đã cam kết. Tháng 10, Lê Duẩn quay sang Liên Sô tìm đồng minh. Liên Sô đồng ý viện trợ 3 tỷ cho kế hoạch ngũ niên đồng thời ký với Hà Nội hiệp ược yễm trợ quân sự hổ tương Nga - Việt năm 1978. (Chanda, Brother Enemy, pg 28) Tháng 2 năm 1979, chiến tranh Hoa - Việt bùng nổ. Họ Ðặng quyết định tấn công qua biên giới phiá Bắc để dạy cho đảng CSVN một bài học. Quân Trung Quốc đã chiếm giữ hơn 8 cây số đất thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Mặc dù chính thức tuyên bố rút quân, và hai bên đã có những cuộc đàm phán về đường biên giới, Bắc Kinh vẫn còn chiếm giữ một số đất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các khu vực bị Trung Quốc chiếm này, theo Hiệp Ðịnh Về Biên Giới Phía Bắc ký hồi cuối năm 1999 coi như Hà Nội chính thức chấp nhận bị mất, trong đó bao gồm một phần đất thuộc tỉnh Lạng Sơn, và các khu vực có tính lịch sử như Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao đột nhiên tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN lại chịu mất đi phần biên giới phía Bắc một cách nhục nhã như vậy? Tại sao các đời Tổng Bí Thư khác cũng ở thế yếu nhưng dám trái ý Thiên Triều mà đến đời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lại dâng đất? Tại sao ông Phiêu và lãnh đạo Ðảng các đời sau này không biết Ải Nam Quan đã từng là di tích lịch sử? Tại sao lãnh đạo đảng CSVN lại có thể đánh giá quá thấp lòng yêu nước và tự ái của dân tộc Việt Nam? Tại sao CSVN lại đồng ý rút lui các đòi hỏi về lãnh hải theo Hiệp Ðịnh nhà Thanh 1887 mà năm 1974 họ đã từng yêu cầu phía Trung Quốc phải chấp thuận. Tại sao Trung Quốc đã làm áp lực thế nào mà cả bộ máy lãnh đạo Ðảng CSVN đã phải cúi đầu ký nhận? Ðã có những nhượng bộ, đe dọa, đổi chác bí mật và bỉ ổi nào đằng sau các Hiệp Ðịnh trên không?

Nhiều năm đã trôi qua, về chính trị, một số biến cố lịch sử đã làm đảo lộn cán cân thế giới. Vị trí chiến lược và tầm ảnh hưởng quân sự của Trung - Việt cũng thay đổi. Liên Bang Sô Viết, chổ dựa vững chắc cho các lãnh đạo Ðảng CSVN đã và đang phải lo tự cứu lấy thân. Chủ nghĩa cộng sản bị hủy diệt ngay chính trên nơi sản sinh ra nó. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam phải biến theo hướng thị trường chủ nghĩa để sống còn. Việt Nam mất hoàn toàn các thế lực yễm trợ từ quốc tế vô sản, nên phải dựa dẫm và thần phục đàn anh bá quyền Trung Quốc. Dù vậy, so với những năm chiến tranh, hiện tại Hà Nội cũng không đến nổi tệ, phải chịu nhục để mang tiếng bán nước cho ngoại bang. Việt Nam đã không cần phải ngữa tay xin viện trợ Trung Quốc nữa. Dù về mặt chính trị vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng ngược laị về kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Chỉ riêng lực lượng người Việt hải ngoại, mỗi năm đã có hơn 8 tỷ dollars gửi về. Số tiền viện trợ không hoàn lại này thừa khả năng làm đòn bẩy nuôi sống bộ máy nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế phi lao động tại Việt Nam vận chuyển nhịp nhàng.

Trong bối cảnh chính trị và kinh tế như vậy, việc các nhà lãnh đạo đảng CSVN cam tâm bán nước vẫn là một ẩn số?

Sinh Viên Lao Động Ở Nhật

Cuộc Sống Của Nguời Sinh Viên Lao Động Tại Nhật Bản:
Thực Tiễn Nhục Nhã và Đau Buồn.



Nguyễn Phương

Ngày chưa đặt chân đến Nhật, cứ nghĩ đây là một thiên đường trên hạ giới nhưng sự thật làm chúng tôi quá thất vọng. Nhiều người ở Việt Nam luôn nghĩ là đi Nhật làm việc là có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Những gia đình có con đi nước ngoài luôn hảnh diện, ngẩng cao mặt mà khoe với hàng xóm láng giềng những số tiền với hơn sáu con số từ Nhật gởi về. Nhưng họ đâu biết phải đánh đổi rất nhiều để có được số tiền ấy.

Đầu tiên, để được đi Nhật mỗi người phải bỏ ra một số tiền cắt cổ thế chân cho các công ty môi giới, nó dao động từ 9000USD đến 15000USD tùy theo dạng lao động nào, trong đó 3000USD sẽ mất vào tay nhà nước và các cty đó (một số tiền không phải ai cũng có sẳn) nên đa số là vay ngân hàng hoặc vay nóng với lãi xuất 5-10%. Với một hợp đồng TU NGHIỆP SINH (TNS) sơ xài toàn các quy định có lợi cho cty môi giới và các cty Nhật, bất lợi cho người lao động cộng với các thủ đoạn lừa lọc gây khốn đốn cho người lao động khi đến Nhật.

Chẳn hạn như chúng tôi, những Sinh viên Việt Nam chỉ được ký hợp đồng khi gần tới ngày xuất cảnh, lúc đó với tâm trạng hào hứng muốn đi Nhật do bọn chúng vẽ ra trong quá trình học tiếng Nhật và sẽ ký hợp đồng với một lịch làm việc nhiều ngày thứ 7 ( ở Nhật thứ 7 được nghĩ) không được tính lương, các bạn gọi là “làm chùa”. Bị bắt buộc mua vali kém chất lượng với giá trên trời ( Đa số sẽ bỏ lại khi trở về), v.v..

Sau khi đến Nhật, TNS sẽ được đưa lên núi học cách sống ở Nhật rồi được đưa về Ký Túc Xá. Mang tiếng là TNS nhưng lại làm việc giống như một người lao động và nhận mức lương thấp lè tè do chính phủ bất tài không ký được thỏa thuận xuất khẩu lao động với Nhật Bản. Với đồng lương này cộng với áp lực trả nợ
ở VN và sự xúi giục của bọn xấu đã đẩy nhiều bạn vào con đường trộm cắp (“đá hàng”, một hành động bị coi rất xấu xa và bị khinh bỉ ở Nhật). Một số bạn đã bị đưa về nước trước thời hạn, mất hết số tiền thế chấp lâm vào cảnh khốn cùng.

Cảnh sát Nhật đã phát hiện được một đường dây vận chuyển hàng mất cắp về VN bằng đường hàng không với nồng cốt là Phi Công và Tiếp Viên Hàng Không xinh đẹp làm việc cho một hãng hàng không hơi mất uy tính của VN. Tin này đã được phát lên truyền hinh ở Nhật, khiến bao nhiêu con mắt khinh bỉ của người Nhật nhắm vào người lao động Việt Nam. Họ lẫn tránh, xa lánh khi gặp người Việt ngoài đường nhưng rất quan tâm và trông chừng trong các cửa hàng của họ khi thấy có người Việt Nam đến.

Không những thế, người lao động (NLD) còn bị lột nặng nề bởi cái hợp đồng ma giáo của các cty môi giới. Làm thứ 7, làm tăng ca lương thấp, làm ngày lễ không lương,v.v...Những cty môi giới này đã thu mỗi năm một tháng lương như là chi phí để quan tâm chăm sóc NLD nhưng đã nhẫn tâm bán rẻ, thông đồng với các cty Nhật bóc lột trắng trợn tiền lương, sức lao động. Nhà nước đã không quan tâm tới cách làm việc của các cty môi giới (vì có lẽ được một số tiền thuế từ bọn chúng), không quan tâm tới cuộc sống của những người đã gởi ngoại tệ về phát triển đất nước mà chỉ là mỗi năm muốn biết bọn mày gởi về được bao nhiêu. NLD không thể trông chờ vào Chính phủ Việt Nam nên nhiều trường hợp trước khi về nước đã khiếu nại với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Nhật và được giải quyết thỏa đáng. Tại sao CP VN không bảo vệ công dân của mình?

Một thực trạng nữa là NLD VN đi tàu “lậu”. Không biết việt kiều và du học sinh thì như thế nào nhưng NLD thì hơn 90% đi tàu điện ở Nhật không mua vé hoặc mua vé thấp hơn giá tiền quy định cho quảng đường mình đi (gọi nôm na là “đá tàu”). Đừng trách chúng tôi bởi vì với đồng lương bóp cổ mà đi tàu như người Nhật thì chúng tôi chỉ còn cách treo mỏ. Sống xa quê thì nhu cầu đi lại gặp gỡ bạn bè la không thể thiếu. Mỗi khi “đá tàu”, tâm trạng chúng tôi rất lo sợ, lo sợ bị bắt, sợ về nước, sợ mang tiếng, sợ đủ thứ. Phải chi Chính Phủ VN quan tâm một chút xíu thôi, đề nghị CP Nhật phát hành vé tháng giá rẻ chẳng hạn, nâng lương chẳng hạn thì không ai trong chúng tôi muốn làm chuyện tai tiếng đó. Qua khảo sát các bạn đã và đang làm việc ở Nhật, đa số là muốn quay trở lại Nhật làm việc hoặc là không muốn về lại quê nhà. Lý do này hãy để Đảng và nhà nước trả lời! Hãy hiểu cho chúng tôi, không phải chúng tôi không yêu nước mà rất yêu nữa là đằng khác. Tuy chịu nhiều bất công và cực khổ nhưng mức sống vẫn cao hơn ở Việt Nam nhiều lần. Nếu cảm thông và đoàn kết, giúp đỡ nhau làm việc thì một người lao động ở Nhật, có thể nuôi cả gia đình ở VN. Điều này ở VN là viễn tưởng.

Thông điệp chúng tôi muốn gởi tới nhà nước Việt Nam: Hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến chúng tôi, những công dân của quý quốc, những sinh viên, học sinh đang chịu cực khổ và nhục nhã, lao động ở nước ngoài để đóng góp tiền của cho nước nhà. Thực lòng, chỉ mong góp phần đấu tranh, cho đất nước Việt Nam sớm có Tự do, Dân chủ để chúng tôi khỏi phải bị bóc lột, khinh khi, chịu nhục nhã và sống như những công dân loại hai của xứ Nhật.

Nhật, ngày 4 tháng 3 năm 2009
Sinh viên Lao Động ở Nhật - Nguyễn Phương

Tổ Quốc Lâm Nguy


Tổ Quốc Lâm Nguy

Bản Đồ Việt Nam từ năm 1730

Trần Nhu

Thư này hướng về những người trẻ, những sinh viên trí thức văn nghệ sĩ và cùng hướng về tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào.

Thưa quý vị cùng các bạn trẻ,

Dù muốn dù không, con người cũng phải có nguồn gốc, do sự hiện diện của mình trong cộng đồng dân tộc, con người không thể thoát khỏi sự chi phối của lịch sử. Họ không thể đóng vai trò bàng quang trước các vấn đề chính trị. Những vấn đề có ảnh hưởng sâu xa đến tính thiêng liêng căn bản tối cao của con người là Tổ Quốc.

Thưa quý vị cùng các bạn,

Ðứng trước tình trạng Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, và nhiều vùng đất, vùng biển của nước ta, một sự ngạo mạn ghê gớm đến như vậy, một sự thách thức đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, có thể im lặng và nhẫn nhục được nữa không?

Thưa quý vị cùng các bạn,

Sứ mệnh thông thường của người công dân là bảo vệ Tổ Quốc, không thể ích kỷ sợ hãi. 84 triệu đồng bào Việt Nam không phải là con số vô cảm, vô hồn. Vì không thể chấp nhận chúng ta là một con số không, tôi tin rằng vận mệnh của đất nước là do hành động của chúng ta, thuộc về quyền định đoạt của toàn dân, chứ không thuộc một nhóm người nào. Tôi ví nhân dân như là một dòng sông nước chẩy mạnh, khi bị chặn lại lâu ngày, nước dâng lên cao sẽ đến ngày giờ tràn ngập, cuốn phăng đi các vật cản trở nó. Vận mệnh của một dân tộc cũng vậy, nó chỉ cho thấy sức mạnh vô địch của nó tàng ẩn trong lòng quần chúng, một sức mạnh không ai chối bỏ được, một sức mạnh có thể thấy được và rờ mó được đó là nhân dân.

“Trong Vương triều nhà Trần luôn luôn bị sức mạnh từ bên ngoài đè nặng không thể tưởng tượng được. Nhưng sự thống nhất trong nội bộ của nó luôn luôn được ổn định và nhân dân đều cùng một lòng, thì cho dù giặc Mông Cổ có sức mạnh mẽ, hùng cường đến đâu cũng chẳng làm gì nổi. Trên thực tế, chưa bao giờ có một sức mạnh đáng kể bên ngoài nào uy hiếp được triều đại nhà Trần. Ðây là một bài học được rút ra từ thực tế của lịch sử chứ không phải bằng lý thuyết”(1).

Trong hiện tại qua cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ngày 9/12/2008, trước cửa Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta.

Chúng ta thấy luồng sinh khí ái quốc vẫn luân lưu trong lòng người Việt Nam.
Ôi Hoàng Sa, Hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt xương
Tổ Quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau xót!

(Thơ của Phạm Lê Phan Tết Giáp Dần 1974)

Hỡi đồng bào,

Hoàng Sa, Trường Sa không thể phân chia khỏi lãnh thổ Việt Nam, cũng không thể nhượng lại. 84 triệu đồng bào cùng một ý muốn. Tổ Quốc được giao phó cho mọi người Việt Nam, không phải chỉ cho một nhúm người nào. Ðối với những người Cộng Sản Việt Nam giờ phút này có thể biết được con người thực sự của họ. Nhân đây, tôi cũng muốn nói với các anh rằng: Lúc này, hơn lúc nào hết các anh chỉ có hai lựa chọn, hoặc là theo giặc, hoặc cùng đứng trong hàng ngũ nhân dân để giữ nước.

Tổ Quốc réo gọi các anh thức tỉnh, thời gian không chờ đợi lâu, phải xuất hiện, và các anh sẽ được đón tiếp với một tình thương bao dung. Không có một cánh cửa nào đóng lại đối với những ai biết hối cải. Các anh phải hiểu rằng, tất cả nhân dân đều căm ghét và chán ngán bọn bám đít ngoại bang từ lâu rồi. Giặc đã vào nhà mà chủ trương đối phó của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn: “Trước sau như một Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”(2). Ðây là một chủ trương trước sau như một đầu hàng vô điều kiện của những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam.

Muốn nắm giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia phải dựa vào nhân dân, vì những hiệp định mà không có cây gươm cũng chỉ là từ ngữ thôi. Ðừng ôm giữ 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Dẫn lời phát biểu của Tề Kiến Quốc đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14/1/2005. Ðừng có hy vọng hão, tấm gương lớn các hòa ước của triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp. Năm 1878 triều đình Tự Ðức dẫu đã dâng cho Pháp Lục Tỉnh để cầu hòa và chỉ vài ba cái hòa ước là mất cả nước. Trước mắt là nước Tây Tạng quốc tế làm gì được kẻ cướp? Tất cả sự thật lịch sử đã bày ra trước mắt mà ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam còn muốn ký hiệp ước hòa bình với Bắc Kinh gì nữa đây hay các anh muốn giữ: “Mối tình thắm thiết Việt Trung vừa là đồng chí vừa là anh em” lời của Hồ Chí Minh. Ðây là một tinh thần phản lịch sử, phản quốc, nhu nhược mù quáng! Các anh đừng có tự an ủi và hy vọng vào sự thiện chí của Trung Quốc, chó sói không chịu ăn chay đâu. Tin ở họ, nếu các anh chết chìm, định kéo cả toàn dân chìm theo các anh hay sao? Tôi phải lưu ý các anh trong phần kết này: Các anh dâng Hoàng Sa, Trường Sa giặc lấn nữa, các anh dâng đất, dâng biển giặc lại lấn nữa, rồi lại ký hiệp định nữa. Không hề có một hiệp ước nào, không hề có một quy ước nào có giá trị đối với kẻ cướp cả.

Mất Trường Sa, Hoàng Sa sẽ ảnh hưởng đến những biến cố khác theo ý muốn của Bắc Kinh… Nếu chúng ta không thoát khỏi được tình trạng này Trung Cộng sẽ chiếm hết các tỉnh phía Bắc và họ đang làm việc đó. Họ không phải chỉ muốn có Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ cũng như cha ông của họ thèm muốn cả nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, chỉ có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách đoàn kết toàn dân thành một khối, và loại bỏ hẳn những tên đầu xỏ bán nước… Hoặc cản trở tình cảm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân. Rằng yêu nước, biểu thị lòng yêu nước, không cần cấp giấy phép. Trong lúc tổ quốc lâm nguy, nó không thể để cho một con người nhu nhược, ngập ngừng khi phải đương đầu với một vấn đề sanh tử, mất còn của Tổ Quốc, con người đó sẽ trở thành đầu mối cho mọi hiểm họa. Hèn hạ và tủi nhục, nay mất đất, mai mất biển, vẫn kiên trì nhẫn nhục “theo đuổi tình hữu nghị.” Ðó là một loại ngôn ngữ của kẻ bề tôi, lúng túng không thuyết phục được ai! Hãy trả lại sự can đảm và niềm tin yêu Tổ Quốc, sự khao khát nhân bản của con người, sự thăng hoa của dân tộc luôn luôn hướng về phía có ánh sáng, đang bị chà đạp đảo lộn.

Nhân đây: Chúng tôi cũng muốn nói với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng, chúng tôi chán ghét sự thù nghịch và cực kỳ chán ghét chiến tranh. Nếu phải lựa chọn, đó là sự đại bất hạnh.

Các ông thừa biết rằng, từ trước đến nay chiến tranh hay thù hận không phát sinh từ nơi dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc hãy đọc nơi chính mình. Chúng tôi có thể chịu đựng được điều sỉ nhục nhỏ như việc lính Trung Quốc vô cớ bắn giết ngư phủ Viêt Nam trên lãnh hải của Tổ Quốc mình! Nhưng điều sỉ nhục này quá lớn chúng tôi phải trả giá, như ông cha chúng tôi đã chống trả quyết liệt, chúng tôi chỉ có liều thuốc dũng cảm, anh dũng, những tư tưởng đó từ nguyên thủy đến ngày nay vẫn còn là một niềm tin giống nhau và rất rõ ràng, phải bảo vệ tổ quốc với bất cứ giá nào!

Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!

Trần Nhu.
1/1/2008
Lưu Ý: Bạn đọc muốn tìm hiểu về chính sách: Diễn Biến Hòa Binh của Trung Quốc xin xem bài “Giá Của Tự Do Luôn Luôn Cao”, hoặc “Cuộc chạy đua giữa Ðảng Cộng Sản VN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ” và “Bức Giác Thư Gửi Các Vị Tướng Lãnh Và Binh Sĩ Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam” đó là những vấn đề thời sự nóng bỏng.

(1) Dẫn lời ông Lê Dũng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao VN, ngày 11/12/07 tại Hà Nội.
(2) Dẫn sách “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế”, tập 1, tr. 486 của tác giả Nguồn Sống xuất bản 2005

Phía Sau Một Tấm Hình

Phía Sau Một Tấm Hình

Những hình ảnh mà các bạn vừa xem trên được chụp bởi một lãng tử người Trung Quốc đã một mình một xe đạp vượt hơn ngàn cây số vào lảnh thổ Việt Nam ngao du sơn thủy rồi dọc đường ghé nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc khói hương cho những vong linh còn nằm lại trên đất khách quê người.





Người Trung Quốc này cũng như phần đông những người Trung Quốc khác mà tôi từng gặp, họ ưỡn ngực tự hào rằng Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời, phong phú và vĩ đại trong khi sự thật thì đạo đức xã hội Trung Quốc hiện nay đang suy đồi và băng hoại, họ tự hào rằng đang sống trên một đất nước Trung Quốc giàu mạnh ngang hành với các cường quốc năm châu, nhưng sự thật thì chỉ có một Trung Quốc mà chênh lệch giàu nghèo, bất công xã hội, sinh thái nguy kịch và phồn vinh giả tạo vào hàng bậc nhất trên thế giới. Và cũng giống như rất nhiều người Việt Nam, họ không hiểu được rằng chính từ sự cai trị độc tài của chủ nghĩa cộng sản suốt mấy chục năm qua đã giáng xuống Trung Quốc và Việt Nam những đòn chí tử xóa xổ mấy ngàn năm văn hiến, nướng hàng trăm triệu người vào các cuộc chiến dưới lá cờ máu búa liềm, và làm mờ mịt hết thảy tất cả các nẻo đường tiến đến tương lai của cả 2 dân tộc.

Vị khách Trung Quốc này tiếp tục suy tư :“Những vòng hoa nơi này là của người Việt Nam mang đến, người dân nơi đây rất kính trọng các liệt sỹ của chúng ta. Trong gian đoạn giúp Việt chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc đã vì Việt Nam mà đóng góp không biết bao nhiêu tài lực, nhân lực, vật lực, pháo binh, công binh, nhân viên đường sắt, nhân viên thư tín, hải quân, không quân, hậu cần vận tải ... 16 chi đội (trong quân sự Trung Quốc tương đương với trung đoàn, hoặc sư đoàn), hơn 30 vạn người ở Việt Nam trong hơn 3 năm 9 tháng đấu tranh. Tác chiến đối không 2153 lần, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ, bắt sống 42 phi công Mỹ, viện trợ Việt Nam xây dựng Hải Phòng, Hòn Gai, các thành phố duyên hải và xây dựng hệ thống phòng ngự ở tam giác châu thổ sông Hồng, tu sửa và xây dựng các tuyến đường huyết mạch, sân bay, tuyến đường sắt đông tây, mở đường trên biển và chi viện cho đường mòn Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1978, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 200 tỷ mỹ kim, và trong đó đến 93% là viện trợ không hoàn lại, đó là chưa kể xương máu mà 1446 chiến sỹ đã hy sinh, 4200 người trọng thương... những hy sinh đó tuyệt đối không thể tính bằng tiền".

Trên đây chỉ là cách nhìn của một người Trung Quốc về quan hệ Việt-Trung, họ cho rằng nhân dân Việt Nam phải khắc ghi công ơn các chiến sỹ Trung Quốc vào sử sách, nhưng than ôi, công là công gì đây? ơn là ơn gì đây? khi chính cái chủ nghĩa cộng sản của ông Hồ Chí Minh mang về đã làm cho đất nước của chúng tôi ngày hôm nay thê thảm nông nỗi này ??? có phải công đã đày đọa 1 dân tộc tụt hậu thấp kém về mọi mặt của đời sống xã hội? có phải ơn là đẩy hàng triệu người lao lực kiếm ngày 2 bữa ăn không nổi?Ai cũng biết sự trường tồn của một dân tộc, sự lớn mạnh của một quốc gia phải bắt đầu từ ba yếu tố căn bản : văn hóa, giống nòi, và đất đai. Trong đó yếu tố văn hóa là yếu tố quan trọng nhất, một dân tộc mà đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống, đánh mất cái bản sắc của mình thì dù đất đai có còn, con người còn tồn tại thì dân tộc đó vẫn bị xem như là đã diệt vong, hãy thử nghĩ mà xem, ấn tượng đầu tiên khi chúng ta nghe đến danh từ : “người Mỹ, người Nhật, người Trung Quốc, Người Việt Nam là gì?”, có phải là văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia?, điều gì đã làm nên nước Mỹ nếu không phải là từ những con người Mỹ thực dụng, độc lập và tự tin?. Điều gì đã làm nên nước Nhật nếu không phải từ những con người Nhật kỹ luật, lễ nghĩa và cần mẫn?Vậy thì hãy nhìn lại người Trung Quốc và người Việt Nam, cả hai dân tộc này đều có truyền thống văn hóa thật lâu đời và đặc sắc, nhưng cả 2 đều đang đứng trước nguy cơ diệt vong chỉ vì tai ương vướng vào họa cộng sản.

Trung Quốc với nền văn hóa lâu đời trên 5000 năm, từ Bàn Cổ tạo ra đất trời đến Nữ Oa tạo ra con người, rồi trải qua bao nhiêu là triều đại, thấm nhuần tư tưởng của Đạo Khổng, Đạo Phật và Đạo Lão.Đạo đức kinh dạy rằng : “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, và đạo thuận theo tự nhiên”. Đảng Cộng sản vô thần thì coi thường trời đất và tự nhiên, Mao Trạch Đông thì nói rằng : “Đấu với trời là vui vô cùng, đấu với đất là vui vô cùng, đấu với người là vui vô cùng”, và chính từ đó mà người dân Trung Hoa đã trả một cái giá vô cùng thảm thương. Tam tự kinh thì dạy rằng : “Nhân chi sơ tính bổn thiện”

Còn đảng Cộng Sản thì coi con người như súc vật như máy móc. Người ta bảo hổ dữ không ăn thịt con, nhưng dưới xã hội cộng sản thì cha mẹ con cái giết hại nhau đấu tố nhau là chuyện bình thường. Khổng Tử thì đề cao “nhân lễ nghĩa trí tín” và trong sách đại học thì ông viết “tu thân, tề gia trị quốc bình thiên hạ”, điều đó chứng tỏ xã hội Trung Quốc rất đề cao giá trị nền tảng đạo đức con người, đạo lý lòng hiếu thảo trong gia đình và trung thành phụng sự quốc gia.

Nhưng ngay từ tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản đã cổ xúy thủ tiêu gia đình, bài trừ tôn giáo và chủ trương không có quốc gia. Đạo Phật thì nghiêm cấm việc sát sinh, nhưng dưới triều đại Cộng Sản thì ít nhất 80 triệu dân Trung Quốc bị sát hại, đó là chưa kể những di hại biến chứng từ Trung Cộng lân lan sang các quốc gia khác và tạo ra những tên đầu sỏ mang đầy thành tích diệt chủng như PônPốt-Campuchia, Kim Nhật Thành-Bắc Hàn, và Hồ Chí Minh-Việt Nam... Về việc tiêu diệt tầng lớp trí thức thì Mao Trạch Đông đường hoàng tuyên bố: “Tần Thủy Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ giết có 460 nho sĩ, còn chúng ta thì đã thủ tiêu đến 46000 tên trí thức". Còn Việt Nam của chúng ta? Một dân tộc mà đến nay (2009) đã có ngót 4888 tuổi Việt, một dân tộc với nền văn minh cổ xưa từng chiếm cứ núi Thái Sơn (thuộc tỉnh Sơn Đông bên Tàu) làm hoa địa để phát minh ra Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, và nam châm... đề rồi bị giống Hán lấy cắp làm của riêng, cho đó là văn minh Trung Hoa, ngay cả con Rồng là vật tổ của người Việt cũng bị giống Hán rước đi, có lẽ vì sợ có ngày con Rồng cháu Tiên sẽ làm rạng danh lại tổ tông nên giống Hán cứ đánh phá liên miên, khiến dân tộc Việt phải lùi dần về phía Nam, nhưng rồi giống Hán vẫn không buông tha để chung sống hòa bình, mà dường như đối với họ chỉ khi nào tiêu diệt hoàn toàn giống dân Việt, bành trướng hoàn toàn hết lãnh thổ của ta thì họ mới yên lòng, âu cũng là tâm lý của kẻ ăn cắp cần thủ tiêu nhân chứng cuối cùng để tránh hậu họa về sau.

Từ đó đến nay qua bao nhiêu năm tháng lịch sử thăng trầm, giống Hán tràn xuống uy hiếp chúng ta làm cơ đồ Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc sụp đổ, rồi bước vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ nhất, thứ 2 rồi thứ 3, tất cả ngót 1038 năm bị giặc Tàu đô hộ, cũng may là:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có
Vì vậy Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã ...”

Bởi vì có một quá trình lịch sử dài và bi thương như thế nên từ trong máu huyết của người Việt dù trong bất kỳ thời đại nào đều cảnh giác rất cao với vị làng giếng to người mà xấu bụng này. Và suốt dòng lịch sử chỉ có triều đại cộng sản mới nhục nhã với mười sáu chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, với thành quả là 14-9-1958, Phạm Văn Đồng gởi công hàm bán nước cho Chu Ân Lai, trong năm 1999 và 2000, thì bọn chóp bu đảng gồm Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm và toàn lũ trong Chính trị Bộ, đã lén lút, ký kết 2 Hiệp Ước bất bình thường, vô lý, phản bội dân tộc, trong sự Bán Đất Biên Giới và Bán Vịnh Bắc Phần, cho giặc Tàu. Ngày 25-12-2000 Việt Cộng âm thầm ký kết với Trung Cộng, cái gọi là Hiệp Ðịnh Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ và theo báo chí ngoại quốc, Việt Cộng đã bán cho Trung Cộng tại biên giới Việt Hoa, hơn 15.600 km2 và 20.000 km2 lãnh hải trong Vịnh Bắc Phần.

Và thực trạng hiện nay là lịch sử đã ghi nhận một giai đoạn mà đạo đức văn hóa Việt Nam đã suy đồi rất trầm kha, nếu có may mắn lật đổ được đảng Mafia Việt Cộng trong năm nay (2009) đi nữa thì cũng phải mất nhiều thế hệ mới có thể lấy lại cân bằng về luân thường đạo lý cho xã hội. Còn để thêm 5, 10 năm nữa thì có lẻ hết phương cứu chữa, cứ nhìn phong trào thi đua học theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những dự án Bôxít, điện hạt nhân mà mới đây Trung Cộng đã có ý hăm he thì rõ.Nói đến đạo đức văn hóa Việt thì không thể không nhắc đến ca dao tục ngữ, vì đó là linh hồn của nòi Việt, là cách đối nhân xử thế của người Việt, một xã hội mà sống trái với lời răn của tổ tiên là vong bản, sớm hay muộn cũng đến chổ diệt vong :

Cắt dây bầu dây bí- Chẳng ai cắt dây chị dây em- Giọt máu đào hơn ao nước lã- Khôn ngoan đối đáp người ngoài- Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Mặc ai mua chác lợi danh- Miễn sao ta học đạo lành thì thôi- Người trồng cây Hạnh người chơi- Ta trồng cây Đức để đời về sau.

Ai ơi hãy ở cho lành- Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau- Đời người hữu tử hữu sinh-Sống lo xứng phận chết dành tiếng thơm - Mật ngọt chỉ tổ giết ruồi- Những nơi cay đắng là nơi thật thà- Công cha như núi Thái sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguờn chãy ra- Một lòng thờ mẹ kính cha- Cho tròn chử hiếu mới là đạo con- Chữ nhẫn là chữ tương vàng- Ai càng nhẫn được thì càng sống lâu- Làm trai quyết chí tang bồng- Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam- Sá bao cá chậu chim lồng- Hễ người quân tử cố cùng mới nên- Nhà khó cậy vợ hiền- Nước loạn nhờ tôi trung- Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh- Học ăn học nói học gói học mở- Chết trong hơn sống đục- Đói cho sạch rách cho thơm- Cây có cội mới nẩy cành xanh lá- Nước có nguồn mới bể cả sông sâu....

Ai còn chút nhận thức thì hãy nhìn lại thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay mà xem, có phải chúng ta đã đánh mất bản thể rồi không? Ông bà ta dạy “Đường mòn nhân nghĩa không mòn". Thời nay còn không? Ông bà ta dạy “Giấy rách phải giữ lấy lề. Người mà vô lễ khác gì muông dê”. Hay thời buổi giờ ra đường thấy toàn dê hết rồi?...Và cả xã hội hiện nay tràn ngập văn hóa Đảng,đó là “văn hóa phân tươi",“văn hóa bưng bít", “văn hóa khủng bố", “văn hóa tuyên truyền láo toét”, “văn hóa bạo lực giai cấp”, “văn hóa kích động lòng căm thù",
“văn hóa lừa gạt, dối trá”, “văn hóa tẩy não”, “văn hóa nịnh bợ”, “văn hóa phong bì",“văn hóa dẫm đạp lên nhau để sống"“văn hóa biến người thành súc vật”và đỉnh cao là “văn hóa đạo đức giả Hồ Chí Minh"....CÒN VỚI CHÍNH SÁCH NGU ĐỂ TRỊ VÀ VIỆC HỦY HOẠI NỀN VIỆT ĐẠO CỦA DÂN TỘC, BẮT CON RỒNG CHÁU TIÊN PHẢI HỌC THEO TƯ TƯỞNG MÁC LÊ MAO HỒ CỦA TÀ QUYỀN CỘNG SẢN LÀ MỘT TỘI ÁC NGÀN ĐỜI SAU KHẮC GHI.

Ôi, bi kịch, bi kịch, một dân tộc Việt có nền tảng văn hóa đạo đức sáng ngời giờ băng hoại thế này đây, hơn 80 triệu người còn ai biết, có ai hay?...Trở lại vấn đề những bức ảnh, chúng ta ai cũng chung một cảm xúc, một nỗi đau khi thấy tấm bia cao ngất ghi ơn các liệt sỹ Trung Quốc hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ, càng đau lòng hơn vì chống Mỹ mà ngày hôm nay mới đeo thêm cái gông cái cùm cộng sản lên đầu, mới đói nghèo, mới lạc hậu, mới suy đồi.... đau làm sao khi những hy sinh những mất mát bị phản bội bị lờ đi, cái đất nước này còn bao nhiêu anh hùng liệt sỹ cần một nơi an nghĩ đường hoàng mà chưa có, nay lại đi dựng đài liệt sỹ để nhớ ơn dân Tàu, thiệt sự là một việc làm rồ dại :

Hãy nghe Chế Lan Viên ăn năn xám hối :Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng- Chỉ một đêm, còn sống có 30- Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?- Tôi!- Tôi - người viết những câu thơ cổ võ- Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong.

Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm- Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ- Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,- Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ! - Ai chịu trách nhiệm vậy?

Lại chính là tôi!- Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,- Tôi ú ớ.-Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong- Mà tôi xấu hổ.- Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay- Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ- Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Và hãy nghe Đỗ Trung Quân không kiềm được nỗi lòng về những chiến sỹ bị lãng quên trong cuộc chiến biên giới 78-79, và chỉ còn có thể đặt hoa và hương khói trong tâm tưởng :
Đánh xong polpot ta về ngủ
Kẽo kẹt đêm đêm võng một mình
Tiếng chân mẹ rót như sương rụng
Vẫn làm giật bắn cả bình minh
Chưa xong giấc ngủ thèm mơ mộng
Máu đỏ loang từ biên giới xa
Ba lô xốc lại chờ ra trận
Lại cúi hôn lên trán mẹ già
Thôi thì chinh chiến không ai muốn
Vẫn phải sôi gan giặc đến nhà
Vận trời- máu chỉ loang chừng ấy
Rừng đào linh hiển vẫn ra hoa
Đá núi nghìn năm nằm thở khói
Lau trắng nghìn năm lau trắng thêm
Cớ gì sông núi hao gầy mãi
Ai nhớ và ai đang muốn quên?
(17-2-1979-17-2-2009)

Và nỗi xót xa thương cảm của nữ sỹ Hoàng Thị Đăng Trình :
Này anh lính của Cộng Hòa- Khi đất nước chia đôi bờ Bến Hải- Hai mươi mốt năm quan tái- Anh góp phần da thịt với Quê hương- Vun cây Tự Do đâm chồi nẩy lộc- Anh bỏ cuộc trong ván cờ quốc tế- Bạn đồng minh đâm xẻ sau lưng-Anh chiến bại nhưng anh là chính nghĩa- Giữ Tự Do đem cơm áo cho người- Dù đường đời muôn vạn nẻo- Anh mang trời tinh tú kết yêu thương-Anh là hương hoa đồng nội-Là bóng mát thị thành-Là bảo vệ lý tưởng Quốc gia trong lòng Dân tộc.

Anh bỏ cuộc chơi, ánh bình minh vụt tắt- Dân Chủ, Tự Do họ lấy mất đi rồi-Thân phận Việt Nam ơi!- Tay trong tay ngoài- Bàn cờ đời sắp đặt sẵn- Tháng năm nào di tản- Lệnh buông súng tan hàng- Những anh hùng không đội một trời chung- Nhất định không đầu hàng.

Như Lê Văn Hưng vẹn toàn sĩ khí- Nguyễn Khoa Nam ý chí ngút ngàn-Tướng Phú, Tướng Hai,Tướng Vỹ.

Rồi những Sỉ quan, binh sĩ- Không thua trận, quyên sinh vì nghĩa khí- Chết nghẹn ngào khi đồn bót còn nguyên- Ôi những bàn tay bạch tuộc Tây phương- Đánh đổi miền Nam cho khối Cộng-Những con buôn chính trị-Những phường trí thức miệng lang dạ sói-Chúng bắt anh tan hàng-Chết thảm chết đau trên đường triệt thoái-Này anh lính của Cộng Hòa-Xin một lần nhìn chân đời phiêu bạt-Lấy điạ bàn đo điểm đứng của quê hương- An Lộc, Bình Dương Cửa Việt, Cửa Tùng- Đây Khe Sanh, Lao Bảo- Kìa Tân Cảnh, Dakto- Pleime gió núi mưa rừng-Anh chiến đấu giữa lòng dân tộc.

Ôi những bước chân âm thầm đơn độc- Những năm nào anh giang tay đo đất- Đánh cận chiến giành lại từng góc đường căn phố- Chiếm toàn bộ Huế đô-Lấy lại thịt xương cho ba ngàn người chôn sống-Anh đã qua đại lộ kinh hoàng-Lượm xác bà con tản cư - bởi pháo địch chặn đường-Anh tiến thẳng về La Vang-Đánh từng bước hiên ngang tới Cổ Thành Quảng Trị- Anh đi như vũ bảo-Từ mủi Cà Mâu ra tận cầu Bến Hải- Chưa một lần thất trận- Đem yên lành trải khắp một quê hương- Anh là lính của yêu đương-Của mưa nguồn nắng biển-Của gió chiều mắt gợn sóng vấn vương-Em là gái hậu phương-Xin hỏi anh lính của Cộng Hòa-Đi đâu về đâu để nửa hồn còn lại-Một nửa hồn xa xót nợ đau thương-Xin một nén hương-Cho vong linh Người nằm xuống-Xin đốt sạch tuổi buồn-Cho người thương binh què quặt-Xin những bàn tay tiếp sức-Giữa biển trời vằng vặc trăng sao-Anh ở đâu nơi Năm Châu bốn bể -Có ngậm ngùi xa xót một tình quê.

Như đi giữa cơn mê-Bóng tối vây quanh bầy quỷ đỏ-Những con vượn bỏ rừng-Ngơ ngáo về trong lòng thành phố-Đi cướp đất đuổi dân-Tám mươi triệu cái đầu làm kiếp thiêu thânK- hông có quyền được ăn, được nói.

Ba mươi mấy năm dài quằn quại- Thế lực ma vương : vàng, đỏ, trắng- Nối kết nhau chia láng một gia tài.

Anh lính của Cộng Hòa ơi!- Anh mãi sống trong vườn đời dân tộc.
Đồng bào ta thương tiếc : “Dân Chủ, Tự Do” tan biến cuối chân trời...

Thế đó, còn biết bao sự hy sinh to lớn cũa những người con của mẹ Việt Nam cần được dân tộc dựng bia ghi nhớ, vậy mà ngày hôm nay, hãy nhìn xem, nhìn hình ảnh vòng hoa “Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn các liệt sỹ Trung Quốc” của cán bộ Việt Cộng dâng hương, trời ơi! họ có còn là người Việt Nam nữa hay không? Ôi, lòng tôi không khỏi đau đớn thay cho số phận dân tộc mình, cho tôi thành kính dâng giọt nước mắt hôm nay, nỗi niềm xót xa này, cho những người lính Bắc Việt đã bị Đảng lừa cho trắng mắt trắng tay. Cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chết vì giá trị tự do. Dù hôm nay thế hệ trẻ trong nước dưới sự giáo dục mất dạy của Đảng Việt cộng đã gọi anh là ngụy quân ngụy quyền, nhưng anh là chính nghĩa, và lịch sử biết anh.Cuối cùng, tuổi trẻ Việt Nam hãy một lần lắng nghe cụ Lý Đông A nói :“Chúng ta là nòi Việt, chúng ta phải cứu vãn lấy ta, nòi giống ta chẳng những trên dãi đất hình chử S theo bờ bể Đông Hải mà còn ở nhiều nơi khác nữa...

Bởi vậy chủ trương của chúng ta là ngoảnh lại cái quá khứ 1 vạn năm của lịch sử để đặt 1 tương lai xa rộng vô cùng cho dân tộc.Chúng ta phải dựa vào vết đi của lịch sử mà đặt định một đường lối cho tương lai, nhưng không xa rời lịch sử của nhân loại và dân tộc, trái thế chẵng những là vong bản mà còn bị tiêu diệt trực tiếp hay gián tiếp".

24/2/2009
Lê Trung Thành
Đài Loan, Sinh Viên Du Học Ngành Kiến Trúc